Học tập đạo đức HCM

Giảm thiểu ngay những rủi ro với gỗ dán xuất khẩu

Thứ hai - 13/07/2020 22:57
Gỗ dán Việt Nam đang đối mặt với các cuộc điều tra từ một số thị trường. Do đó, cần thực hiện ngay các biện phám giảm thiểu rủi ro với gỗ dán xuất khẩu.
Gỗ dán Việt Nam. Ảnh chỉ mang tính minh họa.

Gỗ dán Việt Nam. Ảnh chỉ mang tính minh họa.

Ngày 9/6/2020, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã chính thức đưa ra quyết định điều tra ngành gỗ dán của Việt Nam.

Quyết định của DOC dựa trên cáo buộc của Liên minh Thương mại Công bằng về Gỗ dán cứng Mỹ (Coalition for Fair Trade in Hardwood Plywood) rằng một số công ty xuất khẩu gỗ dán từ Việt Nam vào Mỹ đã vi phạm điều luật về chống lẩn tránh thuế .

Theo cáo buộc của Liên minh Thương mại Công bằng về Gỗ dán cứng Mỹ, một số công ty ở Việt Nam nhập khẩu gỗ dán có nguồn quốc từ Trung Quốc vào Việt Nam.

Sau giai đoạn gia công, sơ chế, lắp ghép tại đây, mặc dù chưa đáp ứng được điều kiện xuất xứ và nhãn mác của Việt Nam, các công ty này xin chứng nhận xuất xứ (COC) từ các cơ quan chức năng của Việt Nam để xuất khẩu các sản phẩm này dưới nhãn mác của Việt Nam vào Mỹ.

Quá trình điều tra của DOC sẽ diễn ra trong vòng 300 ngày, bắt đầu từ ngày khởi xướng điều tra. Trong thời gian điều tra, Chính phủ Mỹ có thể đưa ra các mức thuế tạm thời áp dụng đối với mặt hàng này mà Việt Nam xuất vào Mỹ.

Dựa trên kết luận điều tra chính thức, Chính phủ Mỹ sẽ quyết định có áp thuế chính thức hay không, và nếu có mức thuế này sẽ là bao nhiêu và áp dụng cho những nhóm đối tượng doanh nghiệp nào xuất khẩu từ Việt Nam.

Trước đó, vào ngày 24/4/2020, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc công bố kết quả điều tra sơ bộ thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với mặt hàng gỗ dán của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này.

Theo đó mức thuế tạm thời được áp dụng đối với tất cả các sản gỗ dán từ Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này sẽ ở mức 9,18 – 10,56% (6 công ty nằm trong diện điều tra có mức thuế cao hơn). Mức thuế tạm thời được áp dụng từ 29/5-28/9/2020.

Theo TS Tô Xuân Phúc (Forest-Trends), trong 5 năm trở lại đây, ngành gỗ dán của Việt Nam có tốc độ phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng của ngành trong những năm qua đạt bình quân trên 31%/năm và kim ngạch xuất khẩu tăng trên 20%/năm (đạt 685,4 triệu USD năm 2019).

Sự gia tăng đột biến trong xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang các thị trường xuất khẩu chính làm nảy sinh các rủi ro, và đến nay các rủi ro này đã trở thành hiện thực, đó là những vụ điều tra từ Mỹ, Hàn Quốc ... như đã nói ở trên.

Đáng lo ngại hơn là trong tương lai, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với các rủi ro, không chỉ đối với mặt hàng gỗ dán mà có thể đối một số mặt hàng khác, ở các thị trường xuất khẩu khác. Bởi gỗ dán sản xuất trong nước và nhập khẩu còn được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất các mặt hàng đồ gỗ mà chủ yếu để xuất khẩu như tủ bếp, ván sàn, đồ gỗ ...

Giá trị xuất khẩu mặt hàng tủ bếp của Việt Nam làm từ gỗ dán đang tăng mạnh trong những năm gần đây. Hiện tủ bếp của Việt Nam được xuất khẩu ở dạng nguyên chiếc hoặc bộ phận đồ gỗ.

Năm 2019 giá trị xuất khẩu của hai nhóm mặt hàng này (tính gộp) tăng 34% so với năm 2018 và đạt hơn 4,8 tỷ USD. 5 tháng đầu năm 2020, dù bị ảnh hưởng bởi Covid-19, giá trị xuất khẩu nội thất phòng bếp và bộ phận đồ gỗ vẫn tăng lần lượt 58% và 17%.

Một thông tin rất đáng chú ý là vào ngày 13/4/2020, Bộ Thương mại Mỹ đã chính thức gia quyết định áp dụng mức thuế CBPG đối với mặt hàng tủ bếp của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường này. Một số sản phẩm thuộc nhóm mặt hàng phòng tắm của Trung Quốc có sử dụng cùng nguồn nguyên liệu với tủ bếp cũng bị áp thuế. Các mức thuế khác nhau được áp dụng cụ thể đối với từng mặt hàng, với hầu hết các mặt hàng bị áp mức thuế 48,5%, có mặt hàng bị áp cao nhất lên tới 293,45%.

Việc Chính phủ Mỹ áp dụng mức thuế CBPG đối với mặt hàng tủ bếp của Trung Quốc đã phát đi thông điệp cảnh báo quan trọng cho nhóm mặt hàng tủ bếp của Việt Nam và các bộ phận đồ gỗ có sử dụng cùng nguồn nguyên liệu với tủ bếp mà Trung Quốc hiện đang xuất vào Mỹ.

Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu nhiều mặt hàng nội thất phòng bếp và bộ phận đồ gỗ của Việt Nam. Năm 2019, Mỹ nhập 219,6 triệu USD đồ nội thất phòng bếp và 635,9 triệu USD bộ phận đồ gỗ, chiếm 59% và 81% tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam.

5 tháng đầu năm 2020, hai mặt hàng trên xuất khẩu sang Mỹ tăng lần lượt 124% và 22% về kim ngạch trong khi các mặt hàng đồ nội thất khác giảm.

TS Tô Xuân Phúc và các cộng sự cho rằng có ít nhất 4 loại hình rủi ro hiện đang tồn tại trong chuỗi cung gỗ dán của Việt Nam, bao gồm: rủi ro từ khâu nguyên liệu gỗ rừng trồng đầu vào tới khâu sản xuất ván bóc; rủi ro trong khâu từ sản xuất ván bóc tới gỗ dán; rủi ro trong pha trộn giữa nguồn cung trong nước và luồng cung nhập khẩu; rủi ro trong khâu từ gỗ dán làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất các mặt hàng khác phục vụ xuất khẩu.

Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro cho nhóm hàng gỗ dán xuất khẩu và các sản phẩm gỗ xuất khẩu khác dùng gỗ dán làm nguyên liệu, theo TS Tô Xuân Phúc và các cộng sự, cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp kiểm soát rủi ro trong tất cả các khâu.

Trong đó, ưu tiên cao nhất nên được đặt ra đối với các cơ chế, chính sách và biện pháp nhằm giảm rủi ro đối với nhóm sản phẩm có tín hiệu rủi ro rõ ràng nhất, như mặt hàng tủ bếp và các nhóm đồ gỗ khác.

Thực hiện các ưu tiên này, và các biện pháp đồng bộ khác sẽ không chỉ góp phần giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung gỗ dán hiện tại mà còn cả trong các chuỗi cung khác sử dụng gỗ dán là nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra các mặt hàng xuất khẩu.

Điều này sẽ góp phần giúp ngành gỗ dán và các ngành liên quan phát triển bền vững trong tương lai.

Sơn Trang/ Nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập173
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm164
  • Hôm nay26,020
  • Tháng hiện tại893,531
  • Tổng lượt truy cập90,956,924
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây