Học tập đạo đức HCM

Người phụ nữ nuôi ngọn lửa đam mê cây chè

Thứ hai - 13/07/2020 00:32
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất chè nổi tiếng Thái Nguyên, chị Hoàng Thị Tân luôn nung nấu ý tưởng nâng tầm giá trị sản phẩm chè Tân Cương trên thị trường.

Đau đáu với chè

Đến thăm HTX Tâm Thái Trà do chị Hoàng Thị Tân làm giám đốc, chúng tôi có dịp lắng nghe và hiểu hơn về những tâm tư, tình cảm và tâm huyết của người phụ nữ luôn đau đáu niềm đam mê với cây chè từ tấm bé.

Chị Tân chia sẻ: Gia đình chị vốn có truyền thống làm chè lâu đời nên ngay từ khi còn nhỏ, chị đã được theo mẹ lên nương hái chè, nhờ đó mà tình yêu cây chè đã ngấm sâu vào máu thịt của chị.

“Trước đây việc chế biến chè chủ yếu theo phương pháp thủ công, truyền thống ở quy mô hộ gia đình nên vừa vất vả mà hiệu quả kinh tế lại không cao bởi vậy tôi luôn nghĩ phải cố gắng học để cuộc sống sau này bớt khó khăn. Nhưng chẳng biết run rủi thế nào sau khi ra trường tôi lại xin vào làm ở một công ty cũng liên quan đến chế biến chè. Và từ đây niềm đam mê với cây chè ấp ủ bấy lâu trong tôi lại trỗi dậy nên tôi đã quyết định khởi nghiệp lại với nghề làm chè”. Chị Tân tâm sự.

Khi mới bắt tay vào làm, chị bảo muốn thành công và có được niềm tin của khách hàng thì đừng chỉ nghĩ đến lợi nhuận mà việc trước tiên cần làm là giới thiệu được sản phẩm cho nhiều khách hàng biết đến qua đó sẽ dần tạo dựng uy tín cũng như chất lượng sản phẩm trên thị trường. Do đó chị thường xuyên lên vùng Hồ Núi Cốc để giới thiệu đến khách du lịch những sản phẩm chè của gia đình mình. Dần dần khi khách hàng đã quen thuộc và yêu thích sản phẩm chè từ xưởng sản xuất của gia đình chị sẽ tự tìm đến mua và giới thiệu cho những người thân quen khác. Cứ thế, lượng khách hàng đến với chị ngày một đông, chị bảo như thế là chị đã bước đầu thành công.

Những mẻ chè tươi non vừa được hái để chuẩn bị chế biến. Ảnh: Kiều Hải.

Những mẻ chè tươi non vừa được hái để chuẩn bị chế biến. Ảnh: Kiều Hải.

Quyết tâm giữ vững và khẳng định thương hiệu chè Tân Cương

Trước đây chị có tham gia chương trình phụ nữ khởi nghiệp của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh nên cũng tích lũy được một số kinh nghiệm trong phát triển kinh tế. Ngoài ra, cùng với vốn kinh nghiệm sẵn có qua thực tiễn chị vừa làm vừa học hỏi rồi rút kinh nghiệm, nhờ đó chị không quá lung túng khi bắt đầu lại. Tuy nhiên, khó khăn cũng không vì thế mà dừng lại, nhưng với sự quyết tâm và kiên trì chị đã dần khẳng định được thương hiệu và giá trị của chè Tân Cương đến đông đảo khách hàng.

Theo chị Tân, để làm ra được những sản phẩm chè ngon đòi hỏi người chế biến phải thật sự tâm huyết đó là sự kết hợp giữa bàn tay khéo léo của những nghệ nhân và những người con của vùng đất trà Tân Cương.  

Khác với nhiều cơ sở sản xuất chè hiện nay, chị Tân giữ lại được giống chè trung du. Đây là cây chè bản địa, năng suất thấp và khó chăm sóc nhưng bằng bàn tay nghệ nhân với kỹ thuật cao tại HTX của chị lại cho ra những sản phẩm chè có vị khác biệt, thơm ngon, đậm đà và ngọt hậu, nước chè trong, xanh, vàng nhạt, sóng sánh mà không nơi nào có được.

Chị Tân tâm sự: Tình cờ trong một lần có vị khách đến thưởng trà của gia đình chị và tâm đắc một câu: “Trà này mới xứng đệ nhất danh trà Tân Cương” rồi khuyên chị cần phải bảo vệ và phát huy giá trị cây chè cổ Tân Cương vì chè này quý lắm, phải trồng lâu năm mới được vị ngon như vậy”. Do đó chị đã quyết tâm giữ lại những cây chè cổ quý.

Bắt đầu từ năm 2015 chị mở rộng quy mô sản xuất chè chứ không còn làm nhỏ lẻ như trước. Đến tháng 7/2018  chị Tân thành lập HTX Tâm Thái Trà tại xóm Hồng Thái 2, xã Tân Cương với mong muốn xây dựng thương hiệu chè Tân Cương vững mạnh trên thị trường đồng thời góp phần bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống và truyền bá những tinh túy của người Việt đến bạn bè quốc tế.

Bên cạnh diện tích hơn 9.000m2 đất trồng chè của gia đình, HTX do chị làm chủ còn cộng tác với 29 hộ dân trong vùng để thu mua chè tươi về chế biến. Việc sản xuất và chế biến chè được thực hiện theo một quy trình khép kín từ khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến, do đó hoàn toàn là sản phẩm chè sạch, an toàn được sản xuất theo hướng hữu cơ không sử dụng các chế phẩm hóa học.

Đến thời điểm này, các sản phẩm chè được sản xuất từ HTX Tâm Thái Trà có giá trị kinh tế rất cao trong đó có sản phẩm được bán với giá 3 triệu đồng/kg. Trong 3 sản phẩm chính: Đinh tâm trà, chè tôm nõn và chè móc câu thì sản phẩm Đinh tâm trà đã được chứng nhận OCOP năm 2019 và dự kiến năm nay HTX sẽ đăng ký thêm 2 sản phẩm OCOP nữa.  

Chị Tân kiểm tra chất lượng chè trước khi đóng gói. Ảnh: Kiều Hải.

Chị Tân kiểm tra chất lượng chè trước khi đóng gói. Ảnh: Kiều Hải.

Ngoài sản xuất chè, chị Tân còn kết hợp với hình thức du lịch cộng đồng để quảng bá những địa danh, những khu du lịch gắn với các vùng chè nổi tiếng của Thái Nguyên để khách du lịch gần xa biết đến. Theo đánh giá của chị Tân, mô hình này bước đầu mang lại hiệu ứng rất tốt và được nhiều khách hàng đón nhận.

Cùng với việc tự giới thiệu các sản phẩm chè của HTX đến khách hàng, chị Tân còn nghĩ đến việc vận động các cơ sở chế biến chè cùng tham gia hỗ trợ nhau trong việc giới thiệu sản phẩm đến khách hàng để họ lựa chọn những sản phẩm mà họ yêu thích.

Với nguồn doanh thu 6 – 7 tỷ đồng/năm, HTX của chị Tân đang tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 8 lao động với mức thu nhập từ 4,5 – 15 triệu đồng/người/tháng. Ngoài 3 sản phẩm chính hiện nay, HTX của chị Tân còn đang làm thêm sản phẩm kẹo trà xanh và chè ướp hương sen với số lượng lớn mỗi ngày.

Chị Vũ Thị Thu Hương – Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên đánh giá: Chị Tân là một người phụ nữ đầy nghị lực, một tấm gương khởi nghiệp tràn đầy đam mê và tâm huyết. Đến nay, sản phẩm chè của HTX Tâm Thái Trà đã tiếp cận với thị trường cả nước, có mặt tại nhiều hội chợ, triển lãm ở các vùng miền, được đông đảo khách hàng tin tưởng và đánh giá rất cao về chất lượng.

Kiều Hải/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập83
  • Hôm nay23,477
  • Tháng hiện tại890,988
  • Tổng lượt truy cập90,954,381
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây