Học tập đạo đức HCM

Người giữ trang trại lợn thoát khỏi các dịch bệnh

Thứ sáu - 15/01/2021 05:03
(Cổng ĐT HND)- Với lòng kiên trì, sự quyết tâm và kinh nghiệm, kỹ thuật có sẵn, được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp nhất về thuốc sát trùng,vắc xin, khử trùng tiêu độc, các thuốc phòng dịch, anhNguyễn Văn Thanh, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội đã cố gắng gìn giữ thành công trang trại lợn thoát khỏi tất cả các bệnh dịch xảy ra nhất là dịch tả châu Phi. Lợn đẻ ra không bán được anh vẫn đưa vào chuồng nuôi. Trại nhà không đủ, anh xuống Ninh Bình, Thanh Hóa, xung quanh thành phố Hà Nội và mang sang Lào nuôi để bán.
Nhiều vùng quê nông thôn đang từng bước thay da đổi thịt
Nhiều vùng quê nông thôn đang từng bước thay da đổi thịt

Năm 1997 gia đình anh có 7 con lợn nái ngoại hậu bị theo chương trình 321 của tỉnh Hà Tây, quá trình sản xuất có hiệu quả. Năm 2000, gia đình anh phát triển lên 30 con lợn nái ngoại và tăng dần hàng năm. Đến năm 2003, huyện Ứng Hòa có nghị quyết 20 về việc dồn điền đổi thửa lần 2 gắn với việc chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế đa canh, tôi đã dồn ruộng của gia đình và đấu thầu quỹ đất công vùng trũng xa khu dân cư để xây dựng trang trại.


Đến năm 2015, tổng diện tích trang trại đã lên tới 12ha. Diện tích chuồng nuôi là 300 ngàn m2.Trong đó, lợn nái siêu nạc là 3.400 con, lợn nái thương phẩm là 3.100 con, lợn nái ông bà là 300 con, lợn thịt tổng đàn là 22.000 con.


Tổng doanh thu năm 2015 lên tới 170 tỷ đồng, lãi 20 tỷ đồng, thu nhập bình quân 115 triệu đồng/khẩu/tháng. Trang trại đã giải quyết việc làm cho 75 lao động, chuyển giao kinh nghiệm cho hàng trăm hộ, giúp đỡ nhiều hộ thoát nghèo.


 Từ năm 2016 - 2019, do tác động của kinh tế thị trường, cung lớn hơn cầu, cộng với dịch lở mồm long móng, tai xanh, đặc biệt là dịch tả châu Phi hoành hành nên giá lợn hơi  xuống tới 16.000 đ/kg làm cho ngành chăn nuôi điêu đứng tưởng chừng như phá sản.


Với lòng kiên trì, sự quyết tâm và kinh nghiệm, kỹ thuật có sẵn, được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp nhất về thuốc sát trùng,vắc xin, khử trùng tiêu độc, các thuốc phòng dịch, anh Thanh đã cố gắng gìn giữ thành công, thoát khỏi tất cả các bệnh dịch xảy ra nhất là dịch tả châu Phi. Lợn đẻ ra không bán được anh vẫn đưa vào chuồng nuôi. Trại nhà không đủ, anh xuống Ninh Bình, Thanh Hóa, xung quanh thành phố Hà Nội và mang sang Lào nuôi để bán ở bên đó.


Sau dịch tả châu Phi đã làm tổng đàn trong nhân dân phải tiêu hủy khoảng 30% đến 40 %, do vậy cung không đủ cầu, thị trường các nước xung quanh tăng giá lợn từ đầu năm 2020.


Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, anh đã duy trì đàn lợn nái là 2.500 con so với năm 2017 là 3.500 con - giảm 900 con; đàn lợn thịt 17 nghìn con so với năm 2017 là 22 nghìn con giảm 5 nghìn con. Tuy có giảm số đầu con nhưng giá cả cao có lãi, do đó gia đình đã dần lấy lại thế cân bằng và ổn định.


Năm 2020, gia đình xuất ra thị trường sản lượng thịt lợn hơi là 5 nghìn tấn (50 nghìn con, bình quân 100kg/1 con). Chín tháng đầu năm 2020, lợi nhuận đạt 99,7 tỷ, nhưng từ năm 2016 đến năm 2019 gia đình  thua lỗ khoảng 80 tỷ, trừ 3 năm  vừa qua gia đình còn thu 19,7 tỷ.


Hiện mặt bằng trang trại có 3 khu, tổng diện tích 12 ha, diện tích chuồng nuôi 30 nghìn m2, diện tích thả cá là 3 ha, tạo việc làm cho 60 công nhân với mức lương bình quân 6 đến 8 triệu đồng/người/tháng.


Mô hình chuyển dịch từ chuồng hở sang chuồng nuôi công nghiệp, công nghệ cao, anh Thanh khẳng định là làm giàu được bằng nghề chăn nuôi lợn.
 

Mỹ Hà/http://hoinongdan.org.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập134
  • Hôm nay38,962
  • Tháng hiện tại945,972
  • Tổng lượt truy cập91,009,365
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây