Theo Trung tâm Khuyến nông và DVNN Tiền Giang, trong những năm gần đây, số lượng chim yến về làm tổ ở các huyện ven biển của tỉnh Tiền Giang ngày càng nhiều do Tiền Giang có điều kiện tự nhiên phù hợp với sự phát triển của loài chim này. Từ năm 2007 - 2010, nhà nuôi chim yến chuyên dụng của tỉnh chiếm 31%, 69% là những nhà nuôi chim yến được xây dựng kết hợp với nhà ở. Tuy nhiên, chỉ cần áp dụng kỹ thuật đầy đủ, đúng cách thì đều cho hiệu quả cao. Có một số nhà yến thu hút được từ 4.000 - 5.000 con như ở phường 1, thị xã Gò Công; xã Long Bình, huyện Gò Công Tây...
Điển hình nuôi chim yến là hộ ông Trần Văn Thiết ở xã Long Bình, huyện Gò Công Tây. Ông Thiết bắt đầu nuôi chim yến từ năm 1980. Hiện ông là một trong những hộ có số lượng nhà nuôi chim yến lớn nhất tỉnh. Với số lượng nhà nuôi chim yến hiện có, ông Mười Thiết thu hoạch gần 20 kg tổ yến/tháng.
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và PTNT Tiền Giang, đến tháng 9/2019, số lượng nhà nuôi yến kiên cố của tỉnh là 688 nhà, số lượng tổ 4.369 kg; nhà nuôi cơi nới trên nhà ở là 321 nhà, số lượng tổ 761 kg. Chủ yếu tập trung ở thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây và TP Mỹ Tho.
Cùng với sự phát triển của các nhà nuôi chim yến, với nhiều cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến tổ yến. Tính đến tháng 9/2019, toàn tỉnh có 9 cơ sở chế biến, công suất là 1.243kg/năm, như Công ty TNHH Nhất Yến, Công ty Yến Vàng Gò Công, Công ty TNHH Yến Việt Gò Công… cung cấp tổ yến thô và sơ chế cho các thị trường lớn như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cà Mau, Bạc Liêu, Ninh Thuận, Tây Ninh.
Theo bà Lê Thị Hồng Điệp, Giám đốc Công ty TNHH Nhất Yến, nhờ đầu tư dây chuyền sản xuất khép kín với quy mô lớn và kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt nên số lượng sản phẩm công ty tiêu thụ tăng đều qua các năm. Thị trường tiêu thụ tổ yến hiện nay vẫn còn rất tiềm năng và có nhiều cơ hội phát triển.
Ngoài ra, theo Sở Nông nghiệp và PTNT, tiềm năng và triển vọng phát triển nghề nuôi chim yến của tỉnh còn khá lớn nhờ có lợi thế về tự nhiên, nguồn thức ăn dồi dào từ hoạt động sản xuất nông nghiệp thuận lợi cho hoạt động dẫn dụ gây nuôi chim yến. Theo dự kiến đến năm 2030, quần thể chim yến trên địa bàn tỉnh có thể đạt 590.000 cá thể, thu hoạch khoảng 2,7 tấn tổ yến và nguồn thu được khoảng 53,5 tỉ đồng. Nhu cầu tiêu thụ tổ yến hiện còn rất lớn, bởi đây là loại thực phẩm thiên nhiên cao cấp có nhiều chất bổ dưỡng./
T.Hiền/https://www.mard.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển thể dục, thể thao trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố