Toàn tỉnh Lào Cai có trên 2.000ha cây có múi. Trong đó, có vùng sản xuất tập trung như: Quýt Mường Khương 664ha, bưởi Múc trên 200ha, ngoài ra còn có rất nhiều diện tích cam, bưởi da xanh tại Bảo Thắng, Bảo Yên…
Hiện một số điểm đã xuất hiện bệnh greening, vàng lá thối rễ, bệnh virus tristeza, đây là 3 loại bệnh đặc biệt nguy hiểm cho cây ăn quả có múi. Để hạn chế mức thấp nhất các loại bệnh nêu trên gây ra, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Lào Cai lưu ý bà con nông dân như sau:
Những vườn trồng mới sử dụng giống cây có múi khỏe và sạch bệnh greening, tristeza. Không dùng cây giống từ các vườn bị nhiễm bệnh làm giống.
Xử lý hố trước khi trồng bằng vôi bột, bón lót bằng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học trước khi trồng. Bón phân trung vi lượng kết hợp phun phân bón lá giúp cây phát triển ngọn, thân cành khỏe, chống chịu sâu bệnh. Tạo tán, tỉa cành để vườn thông thoáng, tránh giao tán; bón phân cân đối và vừa đủ, không quá nhiều phân đạm để cây ra lộc non tập trung.
Thường xuyên thăm vườn để phát hiện kịp thời cây bị bệnh. Tiêu hủy cây bị bệnh nặng không có khả năng phục hồi sau đó xử lý bằng vôi bột hoặc các chế phẩm sinh học. Những khu vực trồng cây có múi bị bệnh nặng nên luân canh trồng cây trồng khác từ 2-3 năm.
Sử dụng bẫy dính màu vàng diệt côn trùng môi giới truyền bệnh, thời điểm đặt bẫy là khi trưởng thành rầy chổng cánh, rệp xuất hiện và thường trùng với thời điểm ra lộc của cây có múi. Khoảng cách 10-20m/bẫy và thay bẫy 7 ngày/lần.
Nuôi, thả kiến vàng oecophylla smaragdina trên vườn cây có múi để hạn chế rầy chổng cánh, rệp muội là môi giới truyền bệnh greening, tristeza.
Hạn chế ra vào vườn bị bệnh. Khử trùng giày dép, bánh xe, công cụ canh tác để ngăn ngừa lây lan nguồn bệnh ra ngoài. Không vận chuyển, buôn bán và sử dụng cây con ở vườn đã bị bệnh. Những cây phát hiện bị bệnh greening, tristeza tiến hành nhổ bỏ và đem tiêu hủy tránh lây lan sang các cây khác chưa bị bệnh.
Kiểm tra phát hiện những cây bị bệnh vàng lá thối rễ nặng không có khả năng cho năng suất tiến hành chặt bỏ và thu gom toàn bộ cây, bộ phận cây bị bệnh đem tiêu huỷ, rắc vôi bột vào hố gốc đã đào để khử trùng đất. Sau khi thu hoạch hoặc tiêu hủy vườn cây có múi bị bệnh cần trồng giống sạch bệnh hoặc luân canh với cây trồng khác từ 2-3 năm.
Sử dụng thuốc có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam có hoạt chất Abamectin, Rotenone, Spinosad… để trừ môi giới truyền bệnh.
Phun vào thời điểm cây ra đọt non vào mùa xuân hay đầu mùa mưa (rầy thường chọn các đọt non để đẻ trứng). Liều lượng, nồng độ và phương pháp sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm.
Lưu Hòa
Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp Lào Ca
https://nongnghiep.vn/phong-tru-sau-benh-hai-tren-cay-co-mui-d290172.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã