Học tập đạo đức HCM

Cây xoài cát ‘hồi sinh’ vùng đất cát

Thứ năm - 06/05/2021 23:28
Vùng đất cát trắng Phù Cát từng được mệnh danh là ‘đất chết’ bởi đến cả cây dừa ta cũng không sống nổi giờ hồi sinh mạnh mẽ nhờ cây xoài cát.

 

Xưa, vùng đất cát trắng mênh mông thuộc thôn Tân Hóa Nam, xã Cát Hanh (huyện Phù Cát, Bình Định) được nông trường trồng toàn dừa ta. Dừa ta là loại cây trồng “lì lợm” mà vẫn sống không nổi trên đất này, chúng phát triển èo uột, ngày càng lụn tàn.

Làm ăn thất bát, nông trường giải thể, đất được giao lại cho chính quyền địa phương. Khi ấy, UBND xã Cát Hanh quy hoạch lại, làm đường giao thông và cho nông dân thuê “rẻ bèo” với giá mỗi ha nộp 1,5 tấn lúa và cứ thế sản xuất.

Dù giá cho thuê đất rẻ là thế, nhưng người dân sở tại nhìn thấy vùng đất cát bạc màu đến cả dừa ta sống cũng không nổi nên đều không thèm ngó ngàng đến.

Xoài ở thôn Tân Hóa Nam, xã Cát Hanh (huyện Phù Cát, Bình Định) đang vào vụ thu hoạch, nhìn đâu cũng thấy những cây xoài cổ thụ lúc lỉu quả. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Xoài ở thôn Tân Hóa Nam, xã Cát Hanh (huyện Phù Cát, Bình Định) đang vào vụ thu hoạch, nhìn đâu cũng thấy những cây xoài cổ thụ lúc lỉu quả. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Năm 1990, ông Nguyễn Văn Dũng (SN 1958), dân ở thôn Vinh Kiên (xã Cát Hanh) vì quá “khát” đất canh tác nên nộp cho xã 3 tấn lúa rồi lên thôn Tân Hóa Nam nhận 2ha đất để sản xuất.

Sau khi được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Dũng mạnh dạn phá hết những cây dừa còi cọc và trồng thay vào đó cây xoài. Giống xoài cát Hòa Lộc được ông Trưởng phòng NN-PTNT Huyện Phù Cát khi ấy đích thân vào tận miền Nam mua để đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ.

Ban đầu, ông Dũng trồng thử nghiệm 100 cây, còn lại trồng mì (sắn) để lấy ngắn nuôi dài. Khi ấy, vùng đất này chưa có điện nên chưa thể đóng giếng, ông Dũng phải đào lỗ lấy nước mạch, múc từng gàu tưới cho từng cây xoài. Đến quãng cuối thập niên 90 (thế kỷ 20), UBND xã Cát Hanh mới kéo điện lưới quốc gia về Tân Hóa Nam, đến lúc ấy xoài trồng ở đây mới được “ăn” nước no đủ.

“Lúc tôi mới lên đây trồng xoài người dân địa phương cho tôi là “thằng liều mạng”, mang tiền chôn xuống cát. Không ngờ cây xoài lại chịu đất cát nên phát triển ổn định, tuy nhiên vẫn cho hiệu quả chưa cao. Bởi, khi ấy chưa biết thâm canh, cứ giao cho trời đất nên trồng 100 cây xoài mà chỉ mấy chục cây cho quả, năng suất lại thấp. Thêm vào đó, khi ấy xoài chưa có đầu ra, mỗi vụ thu hoạch tôi phải chở bằng xe máy xuống Quy Nhơn bán. Khi nhận thấy người tiêu dùng ưa chuộng xoài của vườn nhà tôi nên thương lái mới tìm đến tận nơi thu mua". ông Dũng cho hay.

May mắn là giống xoài lấy từ miền Nam, nhưng trồng trên đất này quả lại đẹp và ngọt, ngon hơn xoài trồng ở miền Nam nên càng về sau này xoài trồng ở Tân Hóa Nam đầu ra càng rộng mở. Hiện trong vườn nhà ông Dũng có 170 cây xoài đã 20 năm tuổi và 180 cây được 10 năm tuổi.

Ông Nguyễn Văn Dũng bên cây xoài dày đặc quả. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ông Nguyễn Văn Dũng bên cây xoài dày đặc quả. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ông Nguyễn Ngọc (SN 1955) cũng người ở thôn Vinh Kiên lên Tân Hóa Nam trồng xoài cùng lúc với ông Dũng. Thế nhưng ông Ngọc “liều mạng” hơn ông Dũng là trồng đến 4ha.

Hiện ông Ngọc đang sở hữu 800 gốc xoài, trong đó có hơn 300 gốc đã được 20 năm tuổi và gần 500 gốc được 12 năm tuổi. “Mới ban đầu tôi chỉ trồng hơn 300 cây, sau này thấy xoài cho hiệu quả cao nên tôi trồng thêm, đến nay trên 4ha đất đã đứng 800 gốc xoài. Giống xoài cát Hòa Lộc rất mẫn cảm với thời tiết nên cần phải canh tác thâm canh mới mong có năng suất cao, chứ nếu trồng rồi giao cho trời thất bại là cầm chắc”, ông Ngọc chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Cát Hanh (ngoài cùng bìa trái) và ông Phan Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Cát Hanh (ngoài cùng bìa phải) tham quan vườn xoài của ông Nguyễn Văn Dũng. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Cát Hanh (ngoài cùng bìa trái) và ông Phan Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Cát Hanh (ngoài cùng bìa phải) tham quan vườn xoài của ông Nguyễn Văn Dũng. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Áp dụng đồng bộ khoa học kỹ thuật

Vùng xoài Tân Hóa Nam đang bắt đầu vào vụ thu hoạch, nhìn đâu cũng thấy những cây xoài cổ thụ lúc lỉu quả. Năng suất xoài năm nay đạt khá, khoảng 10 tấn/ha. Để quảng cáo độ ngon của xoài cát trồng trên đất cát, chủ nhà vườn Nguyễn Ngọc mời chúng tôi dùng thử mấy quả xoài chín.

Vừa thưởng thức những miếng xoài ngọt lịm, anh Phan Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch Hội nông dân kiêm cán bộ khuyến nông xã Cát Hanh, vừa trò chuyện: Thời gian đầu, xoài trồng ở đây cho năng suất thấp là do các chủ nhà vườn chưa biết kỹ thuật thâm canh. Thời kỳ xoài tơ chưa cho quả, cây xoài nên được tưới đủ độ ẩm, nhất là trong mùa khô để cây phát triển nhanh, khỏe, mau cho quả. Đến khi xoài trưởng thành, cho thu hoạch, cần tưới nước đầy đủ sau khi thu hoạch để kích thích cây ra đọt non tập trung.

Đặc biệt, trong giai đoạn kích thích ra hoa, xoài cần phải thường xuyên được tưới để xoài ra hoa tốt. Sau khi xoài đậu trái, cần quay lại chế độ tưới đủ ẩm để giúp trái phát triển nhanh. Ngoài ra, kỹ thuật bón phân, quản lý tán cây và bao trái cũng phải được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để xoài cho năng suất, chất lượng cao.

“Với 800 gốc xoài, năm nay tôi ước tính sẽ thu hoạch được trên 40 tấn xoài. Hiện xoài loại 1 thương lái đến tận vườn mua với giá 22.000đ/kg, xoài loại 2 mua 12.000đ/kg, bình quân cho 15.000đ/kg. Với hơn 40 tấn xoài tôi sẽ có thu nhập khoảng 600 triệu đồng. Trừ chi phí tất tần tật từ thuê công tỉa cành, phân bón, thuốc BVTV mất khoảng 100 triệu đồng/ha tôi còn lãi ròng được 500 triệu đồng/4ha”, nông dân Nguyễn Ngọc phấn khởi.

Ông Nguyễn Ngọc đang bọc quả cho vườn xoài của mình để ngăn ruồi đục quả. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ông Nguyễn Ngọc đang bọc quả cho vườn xoài của mình để ngăn ruồi đục quả. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo chủ nhà vườn Nguyễn Văn Dũng, sau mỗi vụ thu hoạch, vườn xoài cần được cắt tỉa cành để chúng phát triển. Cây nào cành dày cần phải được cắt bỏ bớt, những cành vượt cũng vậy, cắt từ đọt để cây bắn đọt mới, vụ sau xoài sẽ ra hoa nhiều hơn. Cắt tỉa cành là cách để cây xoài được “trẻ hóa”, cây sẽ cho quả vừa to vừa đẹp.

Giống xoài cát Hòa Lộc có ưu điểm là ra hoa nhiều đợt, nên nếu hư lứa hoa này còn lứa hoa khác bù vào nên chủ nhà vườn không sợ mất trắng. Bón phân cho xoài cũng phải tiết chế, sử dụng phân hóa học rất ít, 1 gốc chỉ bón 1-1,5kg phân NPK 20-20-15/năm, chủ yếu bón phân chuồng, phân hữu cơ. Thuốc BVTV cũng chỉ sử dụng khi xoài ra hoa để phòng bệnh thán thư và bọ trĩ.

Còn theo kinh nghiệm của chủ nhà vườn Nguyễn Ngọc, nếu cây xoài được bón nhiều phân hóa học thì sẽ cho quả có màu xanh tái không vừa mắt người tiêu dùng, quả phải to, có màu vàng nhạt tiêu thụ mới mạnh.

“Sau khi xoài cho quả khoảng 50 ngày cần phải bọc quả để ngăn ruồi và sâu đục quả. Hơn nữa, quả xoài được bọc, ánh nắng mặt trời không tác động trực tiếp vào quả làm xoài mất màu. 1 bao bọc quả tôi mua 650đ, bọc được 3 vụ, không bao nhiêu tiền nhưng có nhiều cái lợi. Xoài được bọc quả khi thu hoạch phẩm cấp xoài loại 1 sẽ đạt đến 70-80%, nếu không bọc thì phẩm cấp xoài loại 1 chỉ còn 30-40%, chủ nhà vườn sẽ thất thu vì chênh lệch giá giữa phẩm cấp xoài loại 1 và loại 2 rất lớn”, ông Ngọc cho hay.

Cây xoài đã 20 năm tuổi trong vườn ông Nguyễn Văn Dũng vẫn đang cho quả rất sung mãn. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Cây xoài đã 20 năm tuổi trong vườn ông Nguyễn Văn Dũng vẫn đang cho quả rất sung mãn. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo các chủ nhà vườn trồng xoài ở thôn Tân Hóa Nam, xoài 5-6 năm tuổi đã bắt đầu cho quả nhiều, đến thời điểm 10 năm tuổi là xoài cho quả rộ. Nếu thâm canh tốt, mỗi cây xoài có thể cho 150 quả/cây, mỗi quả có trọng lượng khoảng 7 lạng. Năm nay xoài được giá, nếu mọi năm, vào đầu vụ xoài loại 1 chỉ có 15.000đ/kg thì năm nay đầu vụ xoài loại 1 đã có giá 21.000đ-22.000đ/kg.

“Hiện xã Cát Hanh có khoảng 100ha xoài được trồng tập trung tại thôn Tân Hóa Nam, trong đó có 85ha đang trong thời kỳ kinh doanh được đăng ký nhãn hiệu “Xoài cát Phù Cát”. Chúng tôi chỉ tính bình quân 1ha cho năng suất 8 tấn/ha, giá bán bình quân 20.000đ/kg như hiện nay thì sau khi trừ chi phí, chủ nhà vườn còn lãi ròng 135 triệu đồng/ha/vụ. Hiện ở thôn Tân Hóa Nam có 20ha xoài đã được cấp chứng nhận VietGAP, đang đề nghị cấp chứng nhận OCOP và 20ha xoài khác đang tiếp tục đề nghị chứng nhận VietGap”, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Cát Hanh.

Vũ Đình Thung
https://nongnghiep.vn/cay-xoai-cat-hoi-sinh-vung-dat-cat-d290157.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập63
  • Hôm nay32,638
  • Tháng hiện tại1,047,547
  • Tổng lượt truy cập91,110,940
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây