Học tập đạo đức HCM

Dự thảo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thứ năm - 06/05/2021 10:48
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 9708/VPCP-NN ngày 25/10/2019 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng dự thảo “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Ảnh minh họa. Nguồn: MPI

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược thời kỳ 2011-2020) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 29/9/2012. Qua 8 năm triển khai Chiến lược, nhận thức của Nhân dân, cộng đồng về vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng xanh đã được nâng lên rõ rệt, từng bước thay đổi hành vi sản xuất, sinh hoạt và có nhiều hành động thiết thực đóng góp vào thực hiện tăng trưởng xanh. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng xanh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Một số mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu chính của Chiến lược thời kỳ 2011-2020 đã đạt được kết quả khả quan như: Các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính được triển khai rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực, lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng giảm 12,9% so với phương án phát triển bình thường; tiêu hao năng lượng tính trên GDP giảm bình quân 1,8%/năm; tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp có nhận thức về sản xuất sạch hơn đã tăng từ 28% năm 2010 lên 46,9% năm 2020; tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt 42%; dư nợ tín dụng xanh đạt gần 238 nghìn tỷ đồng năm 2018 (tăng 235% so với năm 2015).

Tuy nhiên, Chiến lược vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: nhận thức của các cấp chính quyền, người dân về vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng xanh đã có những chuyển biến tích cực nhưng mới chỉ là bước đầu. Chưa có sự phân biệt rõ ràng về khái niệm, mục tiêu, nhiệm vụ giữa chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh với các chiến lược khác có liên quan. Một số giải pháp trong Chiến lược thời kỳ 2011-2020 còn chưa xác định được trọng tâm ưu tiên nên gặp khó khăn trong triển khai, theo dõi, giám sát và đánh giá. Do đó, cần xây dựng Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trong giai đoạn mới để thay thế Chiến lược thời kỳ 2011-2020 đã hết hiệu lực, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong giai đoạn trước.

Trên quan điểm, kế thừa có chọn lọc những kết quả đã đạt được của Chiến lược thời kỳ 2011-2020; gắn kết chặt chẽ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030; cập nhật nội dung để phù hợp với yêu cầu, điều kiện và bối cảnh mới; khắc phục những tồn tại hạn chế trong giai đoạn trước. Việc xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 dựa trên các tính toán, cơ sở khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Dự thảo Chiến lược giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đưa ra những mục tiêu, bao gồm các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể theo từng khía cạnh của tăng trưởng xanh như: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính; Xanh hóa các ngành kinh tế; Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; Bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu trong quá trình chuyển đổi xanh…

Trong đó, tập trung vào điều chỉnh, bổ sung 04 nội dung. Thứ nhất, mở rộng độ bao phủ so với Chiến lược cũ; bổ sung nhiều quan điểm, mục tiêu, nội dung mới so với Chiến lược giai đoạn trước như khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, văn hóa, y tế, giáo dục, bình đẳng trong tiếp cận cơ hội và thụ hưởng thành quả tăng trưởng... để đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép”: vừa đảm bảo tăng trưởng xanh, vừa thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và xây dựng xã hội Việt Nam nhân văn, không ai bị bỏ lại phía sau.

Thứ hai, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược mới được tính toán, đề xuất trên cơ sở nhiều phương pháp định lượng, kết hợp các mô hình kinh tế lượng, mô hình cân bằng tổng thể, các mô hình ngành trong xây dựng các kịch bản tăng trưởng xanh cho tổng thể nền kinh tế và từng ngành ưu tiên, phân tích chi phí - lợi ích và đánh giá tác động kinh tế - xã hội của Chiến lược; cập nhật những yếu tố ảnh hưởng mới; đảm bảo tính đồng bộ và tương hỗ với các Mục tiêu Phát triển bền vững 2030 và Thỏa thuận Paris về giảm phát thải khí nhà kính. Công tác theo dõi, đánh giá và chế độ báo cáo được đảm bảo tính khả thi dựa trên những mục tiêu, chỉ tiêu định lượng (đã xác định được phương pháp tính toán và cơ quan theo dõi, thống kê).

Thứ ba, kết cấu của Chiến lược đã có sự điều chỉnh để hạn chế chồng chéo và tăng mức độ cụ thể, tạo thuận lợi cho tra cứu, triển khai, theo dõi và đánh giá: mục tiêu cụ thể được kết cấu thành 04 nhóm (nhóm chỉ tiêu tổng hợp; các nhóm chỉ tiêu về xanh hóa các ngành kinh tế, xanh hóa lối sống và nâng cao chất lượng sống, đảm bảo tính bình đẳng). Các giải pháp được chia theo 02 nhóm: giải pháp có tính xuyên suốt và giải pháp theo ngành ưu tiên.

Thứ tư, tổ chức bộ máy chỉ đạo, điều hành thực hiện Chiến lược được đề xuất kiện toàn theo hướng thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh ở Trung ương và Ban chỉ đạo tăng trưởng xanh ở cấp tỉnh.

Tại Dự thảo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra các giải pháp, bao gồm các giải pháp xuyên suốt và các giải pháp theo ngành, lĩnh vực ưu tiên; các định hướng, giải pháp mang tính kỹ thuật. Dự thảo được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin ý kiến./.

Thanh Loan
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
http://www.mpi.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập143
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm142
  • Hôm nay20,710
  • Tháng hiện tại926,812
  • Tổng lượt truy cập90,990,205
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây