Học tập đạo đức HCM

Xanh lại những cánh rừng

Thứ năm - 06/05/2021 06:36
Đặt chân đến cánh rừng Hồng Lĩnh thuộc địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), nơi mà hàng chục ha rừng bị thiêu rụi bởi trận cháy rừng kinh hoàng vào hồi tháng 6/2019 giờ đây đã hoàn toàn khác. Sau hơn một năm, với sự vào cuộc khẩn trương và tích cực của các sở, ban, ngành Hà Tĩnh, đến nay, toàn bộ 52,1 ha rừng Hồng Lĩnh bị cháy trong vụ hỏa hoạn đó đã được trồng mới; những cây thân gỗ mới trồng đang ở tầm thấp nhưng đã phủ kín khoảng đất trống, đồi núi trọc.
1 6

Cánh rừng Hồng Lĩnh ( Thị trấn Xuân An) đã được phủ xanh trở lại

Dẫn chúng tôi đi trên cánh rừng Hồng Lĩnh (Thị trấn Xuân An, Nghi Xuân), ông Nguyễn Phi Quỳnh, Trưởng Ban quản lý Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh chia sẽ: “Sau vụ cháy rừng hồi tháng 6 năm 2019, được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban quản lý rừng đã phối hợp với chính quyền địa phương nơi đây đã cùng họp bàn tìm  các biện pháp khôi phục diện tích rừng bị cháy trong thời gian sớm nhất và chỉ sau đó hơn một tháng, kế hoạch trồng lại rừng đã được triển khai. Với việc lựa chọn cây giống phù hợp, đảm bảo chất lượng, trồng đúng thời vụ và được chăm sóc bảo vệ đúng quy trình nên cây đã phát triển rất tốt”.

Theo đó, năm 2020, Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh được giao trồng lại diện tích rừng phòng hộ là 52,1 ha để bù đắp vào diện tích rừng bị cháy buộc phải thanh lý là 38,3 ha cùng 13,8 ha đất trống trong khu vực bị cháy. Số diện tích trồng mới thuộc khoảnh 3, tiểu khu 92A và khoảnh 1, tiểu khu 90, bao gồm 9 lô. Trên toàn bộ diện tích đất trồng là loại đất Ferarit nâu vàng có đá lẫn, tầng đất mỏng. Địa hình khu vực trồng là đồi bát úp, không có lưu vực và nguồn thủy sinh lớn nên khả năng giữ nước kém. Qua thực tiễn, đặc điểm của các loại cây trồng phù hợp với địa hình và loại đất, đồng thời đảm bảo phủ xanh khu vực bị cháy, tạo cảnh quan môi trường, giảm thiểu nguy cơ cháy rừng…

Trưởng BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh  Nguyễn Phi Quỳnh nhớ lại: Việc trồng thay thế 52,1 ha rừng Hồng Lĩnh bị thiêu rụi giữa năm 2019, thuộc địa bàn xã Xuân Hồng (4,8 ha) và thị trấn Xuân An (47,3 ha) được giao cho 8 đội, với số công nhân lên đến gần 200 người. Và lúc đó, theo kế hoạch ban đầu, việc trồng 10 vạn cây thông và keo tràm thay thế 52,1 ha rừng thiệt hại sẽ phải hoàn thành trước tháng 3/2020. Lúc đó, chúng tôi đã đốc thúc các đội trồng rừng bổ sung lực lượng và “tăng tốc” để đẩy nhanh tiến độ là vì khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 là thời điểm lý tưởng cho việc sinh trưởng của cây con trên đất rừng Hồng Lĩnh. Khoảng thời gian lập xuân, thời tiết khá ấm, độ ẩm cao, trồng đúng vào thời điểm đó, cây non sẽ nhanh bén rễ và sinh trưởng ổn định, đợi khi thời tiết ấm lên vào cuối xuân và nắng nóng vào mùa hè cây vẫn đảm bảo phát triển tốt.

“Trong đợt trồng thay thế đó, BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh đã lập thiết kế trồng rừng phòng hộ theo đường băng. Nghĩa là, trồng theo luồng xen kẽ: một luồng 8 hàng keo, sẽ tiếp nối một luồng 10 hàng thông. Việc trồng phân luồng theo đường băng xen kẽ sẽ giải quyết được 2 việc: ngăn chặn dịch sâu róm phá hại cây thông và việc phòng cháy cũng như xử lý khi hỏa hoạn xẩy ra sẽ dễ dàng hơn”.Trưởng BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh Nguyễn Phi Quỳnh cho biết thêm.

Không chỉ là việc đẩy nhanh tiến độ trồng cây mà công tác chăm sóc, bảo vệ cũng được Ban quản lý rừng cùng chính quyền địa phương và các chủ rừng hết sức quan tâm chú trọng. Thời gian qua, BQL rừng đã làm tốt công tác giao khoán rừng, đó là đảm bảo sự đồng thuận cao giữa đơn vị, chính quyền địa phương và chủ hộ nhận khoán nên việc bảo vệ rừng của các chủ rừng nhận khoán đảm bảo yêu cầu đặt ra. Các hộ dân nhận khoán tự giác tổ chức phân công, cắt cử lực lượng tuần tra bảo vệ rừng đầy đủ; đồng thời báo cáo kết quả tuần tra bảo vệ rừng tại các cuộc họp giao ban hàng tháng. Đồng thời, công tác vận động, tuyên truyền cho chính người dân địa phương; làm sao để bà con nâng cao ý thức, tinh thần, trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng được ưu tiên hàng đầu, từ đó mới phòng chống những đối tượng bên ngoài tới phá hoại rừng.

Nếu đã một lần đến đây sau khi rừng bị cháy, có lẽ không ai có thể quên được khung cảnh hoang tàn, những bãi đất trống đen nghịt mùi khói khi đó. Sau vụ cháy rừng năm ấy, điều mà chúng ta ai ai cũng tự hỏi: Không biết bao giờ rừng mới xanh trở lại! Nhất là những người dân địa phương nơi đây, ai cũng có nỗi lo chung: Mất rừng, mất sự che chắn khiến người dân gặp rất nhiều khó khăn. Mùa hè gió lào khô nóng, kèm hơi đất đá bốc lên phả vào nhà ngột ngạt, mùa mưa thì nước đổ ầm ầm từ đỉnh núi xuống, chỉ lo đất đá đổ ập vào nhà. Không những thế, đồi núi trơ trọi, lượng nước ngầm bị mất đã ảnh hưởng đến việc sản xuất trên cánh đồng ven chân núi.

Nhưng khi trở lại nơi đây, sau hơn một năm nỗ lực khôi phục, bảo vệ, cánh rừng bị cháy ngày nào đã bắt đầu được phủ xanh trở lại, cành lá bắt đầu vươn tán che kín những gốc cây trơ trọi, bị thiêu rụi, hoang tàn ngày nào. Với những nỗ lực, quyết tâm của các cấp, sở ngành cũng như chính quyền cùng bà con nơi đây, tin rằng, những cánh rừng sẽ phát triển tốt, để bà con nơi đây yên tâm sinh sống, phát triển  sản xuất và được hưởng lợi ích từ việc bảo vệ rừng. Và một lần nữa, ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng được “đánh thức” trong mỗi người dân chúng ta, nhằm góp phần chung tay bảo vệ “lá phổi xanh” của toàn nhân loại./.

Nguyễn Hoàn/http://sonongnghiep.hatinh.gov.vn/

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập122
  • Hôm nay20,786
  • Tháng hiện tại926,888
  • Tổng lượt truy cập90,990,281
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây