Huyện miền núi Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên là vùng trọng điểm sản xuất sắn của tỉnh với diện tích hơn 4.500 ha. Trong thời gian qua, diện tích cây sắn trên địa bàn huyện đã xuất hiện bệnh khảm lá với hơn 850 ha diện tích sắn trồng bị hư hại từ giai đoạn cây con đến gần thu hoạch. Cụ thể: diện tích nhiễm nhẹ: 100 ha, nhiễm trung bình: 500 ha, và hơn 250 ha diện tích bị nhiễm nặng phải tiêu hủy làm ảnh hưởng đến năng suất, thu nhập của bà con chủ yếu tập trung các xã: Xuân Phước, Xuân Lãnh, Xuân Quang I,…
Tại xã Xuân Quang I, huyện Đồng Xuân có khoảng 1.000 ha diện tích sắn thì đã có hơn 400 ha đã bị bệnh khảm lá ở cây sắn. Theo Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Đồng Xuân thì Trạm đã tiến hành điều tra, thống kê diện tích bị hại và hướng dẫn bà con phun thuốc vào những diện tích sắn đã bị nhiễm bệnh. Những cây sắn nhiễm bệnh nặng tiến hành nhổ bỏ và tiêu hủy nhằm tránh lây lan sang những cây chưa bị bệnh.
Sắn bị bệnh khảm lá
Theo anh Võ Bình tại thôn Suối Cối1 - xã Xuân Quang I cho biết: gia đình ông là hộ trồng sắn lâu năm ở đây với diện tích khá lớn với hơn 10 ha sắn. Tuy nhiên, những năm gần đây xuất hiện bệnh khảm lá hại sắn làm gia đình ông thất thu rất nhiều. Cũng theo ông, nếu như không sử dụng giống sạch bệnh, không phát hiện kịp thời thì tốc độ lây lan rất nhanh có khi là mất trắng.
Vì thế, để tuyên truyền phòng trừ có hiệu quả bệnh khảm lá hại trên cây sắn, ngay từ đầu vụ Trạm Trồng trọt và BVTV huyện, Trạm Khuyến nông huyện đã tổ chức các lớp tập huấn phòng trừ bệnh khảm lá sắn do virus gây ra cụ thể lý thuyết gắn với thực hành để bà con đễ nhận biết bệnh khảm lá ở cây sắn từ triệu chứng, nguyên nhân, phương thức lây lan, tác hại và biện pháp xử lý. Ngoài ra, còn hướng dẫn chọn giống sắn sạch bệnh có nguồn gốc rõ ràng, cơ cấu lại mùa vụ trồng, bà con cũng nên chuyển đổi sang cây trồng khác trên những diện tích đã nhiễm nặng tiêu hủy.
Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện Đồng Xuân thì các ban ngành có liên quan luôn tuyên truyền, vận động những vùng trồng sắn lớn khoanh vùng bị nhiễm bệnh khảm lá, những cây nhiễm nặng phải nhổ bỏ và tiêu hủy nhằm tiêu diệt ổ bệnh, tập trung diệt trừ bọ phấn trắng là môi giới truyền bệnh bằng các loại thuốc: Chat 20 WP, Oshin 20 WP, Bassa 50 EC (hoạt chất Fenobucarb),… phun ướt đều toàn bộ tán lá sắn, phun khi bọ phấn giai đoạn ấu trùng thì hiệu quả cao hơn. Đồng thời, vận động người dân không được vận chuyển giống sắn ra khỏi vùng bị bệnh hoặc buôn bán giống sắn đến vùng khác nhằm tránh lây lan bệnh khảm lá sắn nhằm giảm thiệt hại ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, góp phần tăng thu nhập cho bà con trồng sắn./.
Phan Quỳnh Như/http://www.khuyennongvn.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã