Năm nay toàn huyện đưa vào nuôi trồng thủy sản 837 ha, trong đó diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ là 727,9 ha, còn lại nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Với quyết tâm phấn đâu vụ nuôi thắng lợi, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành địa phương nghiêm túc thực hiện đúng khung lịch mùa vụ, chú trọng đến chất lượng con giống, quy trình thả nuôi....
Theo cán bộ kỹ thuật phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, đến thời điểm hiện nay các đối tượng nuôi nước lợ đã được hơn 2 tháng tuổi. Nhờ tuân thủ đúng lịch thời vụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật,… nên các đối tượng nuôi phát triển khá tốt. Tuy nhiên, những ngày qua do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng làm cho môi trường nước biến động nên đã xuất hiện dịch bệnh thủy sản. Toàn huyện đã có hơn 64,1 ha bị nhiễm bệnh đốm trắng và bệnh môi trường, trong đó bệnh đốm trắng 41 ha, bệnh môi trường 23,1 ha, chủ yếu tập trung ở các địa phương Quảng An, Quảng Phước, Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng Thành và thị trấn Sịa.
Dự báo thời tiết tiếp tục có những diễn biến bất thường, nắng nóng xuất hiện nhiều hơn, môi trường nước sẽ không ổn định,… nên nguy cơ dịch bệnh lây lan trên diện rộng là rất lớn. Để phòng chống dịch bệnh hiệu quả, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành cần tập trung thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh như: tăng cường sử dụng các loại chế phẩm sinh học, các hóa chất khác nhằm ổn định môi trường, hạn chế ô nhiễm nguồn nước và đáy ao nuôi; tiến hành chắn lưới xung quanh và rải vôi trên bờ không cho các đối tượng như cua, còng từ ao bị bệnh di chuyển sang; đồng thời thường xuyên bổ sung vitamin C, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi; thường xuyên kiểm tra các thông số môi trường và theo dõi hoạt động của các đối tượng nuôi để có sự điều chỉnh kịp thời; kiểm tra chất lượng nước bên ngoài trước khi đưa vào ao nuôi.
Huyện đã hỗ trợ hàng chục tấn hóa chất chlorine cho các xã để xử lý môi trường. Bên cạnh đó các xã tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản phù hợp với cơ cấu đối tượng nuôi và điều kiện của từng địa phương; xử lý nước xả thải nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi thủy sản; chủ động kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện sớm các loại dịch bệnh thủy sản gây thiệt hại nhiều cho người nuôi; tập trung giám sát bệnh đốm trắng, hoại tử gan, tụy trên tôm sú; tập trung giám sát vùng nuôi, tăng cường quan trắc và cảnh báo môi trường, thông báo kịp thời cho người nuôi để có biện pháp phòng trừ dịch bệnh, hạn chế rủi ro.
Với sự chỉ đạo sát sao của các cấp các ngành, sự lao động cần mẫn của người dân, dịch bệnh thủy sản sẽ được hạn chế, tạo niềm tin cho bà con ngư dân yên tâm sản xuất phát triển kinh tế.
Công Cường/http://www.khuyennongvn.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã