Học tập đạo đức HCM

Rùng mình đặc sản cá lên men 3 năm “bốc mùi” khó tả, 1 hộp bé tí giá 700 nghìn đồng

Chủ nhật - 16/08/2020 09:50
Là một món ăn độc đáo và rất đắt tiền của Nhật Bản, Funazushi được làm từ cá chép hoặc cá diếc, cá thu, cá ngừ lên men 3 năm. Món ăn bốc mùi kinh khủng này thật sự là thách thức với du khách.
Rùng mình đặc sản cá lên men 3 năm “bốc mùi” khó tả, 1 hộp bé tí giá 700 nghìn đồng - Ảnh 1.

Bản chất của món Funazushi cũng là một trong những loại sushi vì cũng gồm các thành phần như cơm, cá. Nhưng Funazushi khác với những loại sushi khác là thay vì ăn với cá sống, đặc sản này dùng cá lên men 3 năm mới ăn được. 

Rùng mình đặc sản cá lên men 3 năm “bốc mùi” khó tả, 1 hộp bé tí giá 700 nghìn đồng - Ảnh 2.

Món Funazushi rất nặng mùi, có mùi thum thủm, hăng hắc khiến người lần đầu tiên nếm thử sẽ liên tưởng đến mùi “nước tiểu”. Đây là một món ăn không dành cho người yếu tim.

Rùng mình đặc sản cá lên men 3 năm “bốc mùi” khó tả, 1 hộp bé tí giá 700 nghìn đồng - Ảnh 3.

Khi nhắc tới Funazushi, người dân Nhật Bản sẽ nghĩ ngay đến tỉnh Shiga, là nơi đầu tiên chế tạo ra món ăn đặc biệt này và từ đây mà phổ biến ra khắp nước Nhật và được cả thế giới biết đến.

Rùng mình đặc sản cá lên men 3 năm “bốc mùi” khó tả, 1 hộp bé tí giá 700 nghìn đồng - Ảnh 4.

Cách chế biến món ăn “bốc mùi” này cũng rất độc đáo, công phu, cầu kỳ và đòi hỏi phải chờ đợi rất lâu vì món ăn này đến tận 3 năm sau mới ăn được.

Rùng mình đặc sản cá lên men 3 năm “bốc mùi” khó tả, 1 hộp bé tí giá 700 nghìn đồng - Ảnh 5.

Thành phần chính của món ăn này gồm có cá tươi, muối biển và gạo được lên men. Cá tươi được đánh bắt ở hồ nước ngọt tự nhiên Biwa rộng lớn, sản lượng đánh bắt cá nơi đây hàng năm rất lớn. Tuy nhiên những năm gần đây sản lượng giảm đi đáng kể.

Rùng mình đặc sản cá lên men 3 năm “bốc mùi” khó tả, 1 hộp bé tí giá 700 nghìn đồng - Ảnh 6.

Thông thường, người dân tỉnh Shiga dùng cá Funa (cá chép Crucian) để làm nên món Funazushi, nhưng đôi khi họ cũng dùng cả các loại cá khác như cá diếc, cá thu, cá ngừ tươi…

Rùng mình đặc sản cá lên men 3 năm “bốc mùi” khó tả, 1 hộp bé tí giá 700 nghìn đồng - Ảnh 7.

Thời điểm lý tưởng nhất để làm món Funazushi là vào mùa xuân, khi tiết trời ở Nhật ấm áp hơn. Hồ nước ngọt Biwa lúc ấy có rất nhiều cá trong độ tuổi sinh sản và bụng có rất nhiều trứng.

Rùng mình đặc sản cá lên men 3 năm “bốc mùi” khó tả, 1 hộp bé tí giá 700 nghìn đồng - Ảnh 8.

Sau khi đánh bắt, người ta loại bỏ nội tạng của cá, chỉ để lại vây, mang cá và trứng cá. Riêng dạ dày của cá được rửa sạch, ướp muối biển và nhét lại vào trong bụng con cá. Sơ chế xong, những con cá sẽ được xếp gọn gàng vào một thùng gỗ, cứ mỗi lớp cá sẽ rải lên một lớp muối và sau đó nén chặt cá bằng các hòn đá lớn để bảo quản cá được tốt hơn.

Rùng mình đặc sản cá lên men 3 năm “bốc mùi” khó tả, 1 hộp bé tí giá 700 nghìn đồng - Ảnh 9.

Sau một năm, những con cá đã ướp muối được lấy ra, rửa thật sạch muối và sấy thật khô. Sau đó chúng được nhồi kỹ với cơm nấu chín đã lên men trước đó và ủ kỹ từ 2-3 năm để thịt cá rữa và mềm ra.

Rùng mình đặc sản cá lên men 3 năm “bốc mùi” khó tả, 1 hộp bé tí giá 700 nghìn đồng - Ảnh 10.

Để thưởng thức món ăn này, thực khách phải chờ đợi tương đối lâu, từ 3 - 4 năm. Cách ăn món Funazushi cũng giống như ăn sushi như thái mỏng ra và ăn với gừng hồng, nước tương.

Rùng mình đặc sản cá lên men 3 năm “bốc mùi” khó tả, 1 hộp bé tí giá 700 nghìn đồng - Ảnh 11.

Đấy là cách làm món Funazushi truyền thống cần thời gian từ 3-4 năm. Ngày nay, người Nhật đã áp dụng nhiều công nghệ trong quá trình chế biến Funazushi, cho phép rút ngắn thời gian xuống khoảng 1 năm. Tuy nhiên, món Funazushi được ủ hơn 3 năm vẫn được yêu thích hơn nhiều.

Rùng mình đặc sản cá lên men 3 năm “bốc mùi” khó tả, 1 hộp bé tí giá 700 nghìn đồng - Ảnh 12.

 

Món ăn này được xem là một trong những đặc sản của người Nhật, được mệnh danh là “phomai của Nhật Bản” và có giá rất đắt đỏ, mỗi hộp nhỏ có giá hơn 3 nghìn yên (khoảng hơn 700.000 đồng). Ảnh: Internet.


Nguyên An/ Dân Việt
https://danviet.vn/rung-minh-dac-san-ca-len-men-3-nam-boc-mui-kho-ta-1-hop-be-ti-gia-700-nghin-dong-20200803154144673.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập121
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm116
  • Hôm nay30,702
  • Tháng hiện tại975,766
  • Tổng lượt truy cập91,039,159
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây