Trong chuyến tác nghiệp trên dòng sông Đà thuộc xã Tà Hộc (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) vào những ngày tháng 6 dương lịch, giữa tiết trời mưa tầm tã, chúng tôi được anh Mùi Văn Khoa, nggười dân sinh sống ven sông Đà lái thuyền dẫn đường.
Từ xa đã nhìn thấy nhiều chiếc thuyền chở đầy ngư cụ nối đuôi nhau ngược dòng sông Đà để chài, lưới đánh bắt cá...
Đứng trên mũi thuyền bé, đang loay hoay thả lưới giữa dòng sông Đà, khi được chúng tôi hỏi anh làm nghề chài lưới lâu chưa? Hôm nay bắt được nhiều cá không?
Anh Mùi Văn Lý, bản Mường (xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn) cười rồi nói: "Tôi sinh sống ở ven sông Đà này từ nhỏ, nên quá quen thuộc với nghề chài lưới và sông nước. Từ đầu tháng 5 đến nay, nước sông lại đột ngột bắt đầu cạn sâu và chuyển sang màu đục ngầu, có nơi cạn nhanh lắm. Thuyền to khó mà đi qua được.
Thời điểm nước cạn chính là thời khắc vét lưới được cá nhiều nhất, anh Lý thường lái thuyền ngược dòng sông Đà đến xã Chiềng Hoa (huyện Mường La) rồi thả lưới chìm xuôi dòng khoảng 1 tiếng đồng hồ mới thu lưới lên.
Có ngày may mắn, anh Lý bắt được rất nhiều cá, mà toàn loại cá ngon và to, có con nặng đến gần một tạ. Nhưng theo anh Lý, đánh bắt cá kiểu này vất vả lắm, đây chỉ là nghề kiếm tiền phụ theo mùa vụ thôi...
Vừa nghe anh Mùi Văn Lý nói dứt lời, chúng tôi liền nghe thấy tiếng hò reo khá to vang vọng trên khúc sông Đà của 1 tốp ngư dân đang thu lưới lên thuyền: "Bắt được cá khủng rồi, quả này phát tài rồi. Lộc lá về bản làng rồi, anh em ơi…" .
Quá tò mò về loại cá gì mà khiến những anh ngư dân với làn da ngăm ngăm đen rám nắng lại vui mừng đến thế, chúng tôi nhờ anh Khoa (người dẫn đường) lái thuyền lên mạn trên để tìm hiểu xem sao.
Thuyền chúng tôi vừa cập đến nơi thì các anh ngư dân đó đều cười to và nói: "Đến mua cá à các bác, chúng tôi vừa bắt được con cá mè to lắm, nặng hơn 50kg. Các bác mua em để lại cho...".
Chúng tôi liền hô: "Các anh nhấc con cá ấy lên cho chúng tôi xem, nếu bán với giá hữu nghị thì chúng tôi mua".
Nghe đến đây, ngư dân tên Vì Văn An, bản Pắc Ngà (xã Pắc Ngà, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) với thân hình vạm vỡ và cao lều nghêu liền nhảy xuống mạn thuyền lấy 2 tay nhấc cá lên khoe.
Chúng tôi đều giật mình, từ bé đến giờ mới nhìn thấy loại cá mè to vật vã đến vậy. Trao đi đổi lại, ngã giá một hồi, các anh ngư dân ấy mới chịu bán cho chúng tôi con cá mè với giá 160.000 đồng/kg.
ua tìm hiểu, được biết hiện nay đang bước vào mùa nước cạn, nên việc đánh bắt cá của ngư dân ven sông Đà trên địa bàn tỉnh Sơn La cũng thuận lợi hơn.
Chính vì vậy, nhiều thuyền bè tấp nập ngược xuôi vét lưới bắt cá cả ngày lẫn đêm, với mong muốn bắt được nhiều cá to để kiếm thêm thu nhập.
Các loại cá thường được các ngư đánh bắt được trên sông Đà chủ yếu là cá: Ngáo, măng, mè, trắm cỏ, chiên, quất, chép… với chất lượng thịt săn chắc, thơm ngon...
Cá sông Đà tự nhiên không phải cá nuôi lồng nên hông phải thời điểm nào cũng đánh bắt được. Vì vậy, cá đánh bắt lên được rất nhiều người mua và bán với giá khá cao.
Là 1 ngư dân nhiều năm gắn liền với thuyền chài và sông nước, ông Mùi Văn Tha, xóm Cháu (xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) cho biết: Nước sông Đà cạn nhanh như thế này, bắt được cá nhiều lắm. Từ đầu tháng 5 đến nay, tôi bắt chắc được gần tấn cá rồi. Hai hôm trước, tôi bắt được con cá quất khủng nặng tới hơn 80kg. Bắt được nhiều cá, thu nhập của gia đình tôi cũng tăng lên khá nhiều...".
Tuy nhiên, theo anh Tha, những người đánh bắt cá sông Đà đợt nước cạn cũng có nỗi khổ. Do mực nước sông Đà rút sâu nên việc thuyền bè đi lại cũng gặp nhiều khó khăn.
"Nước sông cứ dâng lên rồi cạn xuống thất thường, làm người dân chúng tôi sinh sống ven sông Đà cũng bị ảnh hưởng nhiều lắm. Vì chúng tôi toàn giao thương buôn bán nông sản trên thuyền bè. Khổ nhất vẫn là quá trình đi lại, đường đất thì trời mưa sinh lầy, không đi được...".
Theo Hà Hoàng
https://danviet.vn/son-la-nuoc-song-da-lai-dot-ngot-can-duc-ngau-dan-chai-luoi-bat-toan-duoc-ca-khung-co-con-nang-gan-1-ta-20210613202452015.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã