Học tập đạo đức HCM

Thành phố Hà Tĩnh Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP

Thứ ba - 05/01/2021 03:46
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm-hay còn gọi là OCOP” được Chính phủ phê duyệt năm 2018, với mục tiêu nâng cao thu nhập, tạo việc làm, tăng chất lượng đời sống cho nhân dân. Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện, đến nay trên địa bàn thành phố đã mang lại những hiệu quả rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân từ sản xuất theo tập quán lạc hậu sang sản xuất kinh tế thị trường, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống ở từng địa phương.

Là xã  thuần nông, đời sống của người dân xã Đồng Môn chủ yếu dưạ vào sản xuất nông nghiệp, song Đồng Môn lại được thiên nhiên ưu đãi cho sản xuất các loại ra, củ, quả. Toàn xã có trên 50 ha chuyên sản xuất rau màu quanh năm, vào vụ đông diện tích được mở rộng thêm khoảng 10 ha. Dựa trên lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng và kinh nghiệm sản xuất của người nông dân, Đồng Môn đã quy hoạch sản xuất hợp lí, tạo nên vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho thị trường trong và ngoài thành phố. Từ những lợi thế trên, những năm qua, xã Đồng Môn đã không ngừng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, đặc biệt xã đã xây dựng các sản phẩm với thương hiệu OCOP địa phương.  

Với thương hiệu nổi tiếng hơn 30 năm, “Cu đơ Thư viện” là món ăn đặc trưng, linh hồn của quê hương dành cho các du khách khi ghé thăm Hà Tĩnh. Để gieo vào lòng du khách vị ngọt ân tình, niềm tin và chất lượng, những người làm bánh Cu đơ Thư viện phải có tâm huyết và sự đam mê. Bà Đặng Thị Thanh chủ cơ sở sản xuất bánh Cu đơ Thư Viện chia sẻ: Nguyên liệu rất quan trọng để tạo nên độ ngon, độ ngọt của bánh, đòi hỏi người làm bánh tốn rất nhiều thời gian khi lựa chọn nguyên liệu. Lạc phải chắc đều, to tròn, không sâu thối, vỏ lụa có màu ngà. Cùng với đó, quá trình giữ lửa nấu bánh cũng rất quan trọng, người làm bánh cần khéo léo giữ cho lửa không to, không nhỏ mới đảm bảo độ ngon, độ giòn và độ ngậy của lạc. Hiện nay, không chỉ riêng ở Hà Tĩnh mà ở nhiều tỉnh khác đã học cách làm bánh Cu đơ, vì vậy, để cạnh tranh được với thị trường, bánh Cu đơ Thư Viện luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Bởi, đây chính là yếu tố quyết định đến thành công, thương hiệu của sản phẩm. Ghi nhận về chất lượng cũng như thương hiệu sản phẩm, mới đây, Cu đơ Thư Viện do bà Đặng Thị Thanh làm chủ vừa đạt giải A trong Hội thi hướng tới sản phẩm OCCOP cấp tỉnh năm 2020.

Không riêng gì bánh Cu đơ, từ nhiều năm qua, giò Cẩm ở phường Bắc Hà- thành phố Hà Tĩnh được quảng bá và bán trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Món ăn này khá phổ biến và được nhiều người dân ưa chuộng. Chị Trần Thị Hồng Cẩm ở khối phố 6 phường Bắc Hà là thế hệ thứ 3 làm nghề giò chả trong gia đình cho biết: Để tạo hương vị riêng của giò Cẩm nhằm thu hút khách trong và ngoài tỉnh, từ nhiều năm nay gia đình chị vẫn trung thành với cách truyền thống làm bằng thủ công, nói không với hóa chất. Thịt heo làm nguyên liệu được cơ sở mua từ các lò mổ uy tín, thịt mới đã qua kiểm dịch còn màu hồng tươi nên giò khi làm ra ngọt và thơm hơn các nơi khác.  Khách hàng của giò Cẩm là các nhà hàng, cơ quan, quán ăn và bỏ mối cho các tiểu thương ở chợ. Bình quân mỗi ngày gia đình chị bán ra từ 300 đến 400 con giò, ngày lễ-tết tăng gấp đôi, giải quyết việc làm cho 10 lao động thường xuyên. Sản phẩm truyền thống “”Giò nạc Sơn Cẩm” của gia đình chị được thành phố lựa chọn 1 trong 7 sản phẩm tham gia chương trình OCOP cấp tỉnh năm 2020.

Là địa bàn trung tâm của cả tỉnh,  thành phố Hà Tĩnh có nhiều sản phẩm mang tính đặc trưng của từng vùng như Bánh đa nem ở phường Thạch Quý, Trà gừng hòa tan, nước uống bổ dường sinh diệu ngọc của công ty CP dược Hà Tĩnh ở phường Nam Hà, Cu đơ Thư Viện hay còn gọi Cu đơ Đặng Thanh ở phường Đại Nài, Giò nạc Sơn Cẩm ở phường Bắc Hà, rượu nếp sim Tùng Việt xã Thạch Hạ, rau củ quả ở xã Đồng Môn… Trên cơ sở xác định các sản phẩm lợi thế của 15/15 phường-xã, ngay từ khi triển khai thực hiện chương trình OCOP, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn giai đoạn 2019-2020. Để chương trình OCOP đạt hiệu quả, thành phố đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động và có các chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tham gia. Chỉ đạo các phường-xã dựa trên lợi thế, thế mạnh của mỗi địa phương xây dựng sản phẩm đảm bảo các tiêu chí về nguồn gốc, đặc trưng và tính bền vững…

Ngoài hỗ trợ, khuyến khích các cá nhân, tập thể xây dựng các sản phẩm OCOP, nhằm phát hiện, nâng tầm và giới thiệu quảng bá, tôn vinh các sản phẩm đặc trưng, đặc sản truyền thống và ẩm thực, mới đây thành phố Hà Tĩnh đã tổ chức Hội thi ẩm thực hướng tới sản phẩm OCOP. Tham gia Hội thi có 15 đội đến từ 15 phường- xã trên địa bàn thành phố với 69 sản phẩm ẩm thực của các địa phương trong toàn thành phố. Mặc dù đây là lần đầu tiên tổ chức nhưng được sự quan tâm của các cấp, với sự nổ lực của các tổ chức, cá nhân đã đem đến Hội thi nhiều sản phẩm ẩm thực, đa dạng, phong phú với những nguyên liệu đặc trưng, đặc sản, truyền thống của các địa phương. Thông qua Hội thi tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất đến chế biến, tiêu thụ và phát triển sản phẩm mang tính bền vững, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Có thể nói, Chương trình  “Mỗi xã, phường một sản phẩm OCOP” đã trở thành phong trào thi đua rộng khắp trên địa bàn toàn thành phố. Chương trình OCOP đã phát huy được thế mạnh không chỉ ở khu vực nông thôn mà các đặc sản của từng vùng đã được phát triển. Các sản phẩm OCOP đã và đang tạo ra một diện mạo mới trong phát triển kinh tế trên địa bàn các phường-xã, không ngừng gia tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ, góp phần nâng cao đời sống của người dân, thúc đẩy kinh tế trên địa bàn thành phố ngày càng phát triển./.

Bài, ảnh Thúy Hằng - Minh Đức/https://hatinhcity.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập75
  • Hôm nay29,815
  • Tháng hiện tại1,083,401
  • Tổng lượt truy cập91,146,794
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây