Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), báo cáo của FAO cho thấy, kim ngạch nhập khẩu lương thực của thế giới, bao gồm cả chi phí vận chuyển, dự kiến đạt 1.715 tỷ USD trong năm nay, so với mức 1.530 tỷ USD của năm ngoái.
FAO đánh giá tình trạng giá lương thực tăng từ cuối năm 2020 đã làm gia tăng rủi ro cho các nước nghèo vốn phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực. Trong tháng 5, chỉ số giá thực phẩm của tổ chức này đã chạm mức cao nhất trong 10 năm, do mức tăng mạnh của ngũ cốc, dầu thực vật và đường.
FAO cho biết một chỉ số riêng biệt về giá trị nhập khẩu lương thực, bao gồm cả chi phí vận chuyển hàng hóa cũng tăng vọt và đạt mức kỷ lục trong tháng 3/2021, cao hơn cả các mức đã ghi nhận trong những đợt tăng đột biến giá lương thực trước đó vào các năm 2006-2008 và 2010-2012.
Các hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc là động lực thúc đẩy nhu cầu cũng như giá nông sản trong năm qua, phần nào phản ánh nỗ lực của Bắc Kinh trong việc xây dựng lại ngành chăn nuôi lợn sau khi dịch bệnh bùng phát.
Nhập khẩu ngô của Trung Quốc trong niên vụ 2021-2022 sắp tới dự kiến sẽ tăng lên 24 triệu tấn, và duy trì vị thế nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới của quốc gia châu Á này, sau khi nhập khẩu ngô của Trung Quốc tăng gấp 4 lần lên 22 triệu tấn trong niên vụ 2020-2021.
Sơn Trang
https://nongnghiep.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã