Học tập đạo đức HCM

Tin miền Trung: Nông dân Thanh Chương trồng thành công dưa lưới

Thứ bảy - 30/05/2020 09:02
Dưa lưới là loại cây họ dưa có vỏ hình lưới, ruột màu vàng được rất nhiều người tin dùng vì chất lượng ăn rất ngon và giá trị dinh dưỡng cao; giống dưa này yêu cầu kỹ thuật canh tác khá cao nên hiện tại đang được trồng và quản lý theo tiêu chuẩn VietGAP.
 Người thực hiện mô hình này là ông Nguyễn Đình Nguyệt ở xã Thanh Tiên, với diện tích 2.500 m2, ông Tiên trồng 9.000 gốc dưa lưới. Sau đúng 75 ngày, lứa dưa đầu tiên cho thu hoạch. Gian lưới đầu tiên đạt trên 3 tấn quả, nếu thu hoạch hết sẽ đạt trên 10 tấn. Với bình quân giá bán 40.000 đồng/kg, nếu bán hết sẽ thu về trên 300 triệu đồng.
dưa-lưới.jpg
Một góc nhà trồng dưa lưới tại Nghệ An
 

Cùng với mô hình này tại xã Thanh Tiên, trên địa bàn huyện Thanh Chương cũng đã có thêm 3 nhà lưới khác ở các xã Thanh Liên, Thanh Lĩnh và Thanh Dương đang được chăm sóc tốt, chờ thu hoạch. Các kết quả này đã và đang là thực tế sinh động để nhân ra diện rộng không chỉ tại từng xã mà trên địa bàn huyện.
 
Hiện, Thanh Chương đang nghiên cứu phương án nhân rộng, hỗ trợ kinh phí cho nông dân làm nhà lưới.
 
Xác định đúng cây con chủ lực để tái cơ cấu nông nghiệp
 
Theo đánh giá, giai đoạn 2014 - 2019, việc lựa chọn 19 cây con chủ lực với 21 chỉ tiêu để đầu tư, phát triển là quá dàn trải và chưa sát với thực tế bởi hầu như đề án không “bỏ sót” cây, con nào hiện có của Nghệ An.
cam-yên-thành.jpg
Cam Yên Thành rất được nhiều người ưa chuộng

Vì xác định nhiều đối tượng, trong khi nguồn lực yếu, nên việc đầu tư và hỗ trợ đầu tư dàn trải, thiếu tập trung, thiếu kết nối giữa các nguồn lực (trong đó có nguồn lực khoa học), khó thu hút doanh nghiệp. Vì vậy, khó kết nối chuỗi, chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm đầu ra giá trị thấp, bấp bênh, chất lượng không đồng đều, khó kiểm soát, năng lực cạnh tranh thấp.
 
Tại Hội thảo khoa học về xác định cây, con chủ lực của Nghệ An đến năm 2025, định hướng 2030, ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng Hội Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho rằng, cần phải có sự thống nhất về khái niệm và tiêu chí về sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Nghệ An để thuận lợi cho việc triển khai thực hiện và xây dựng chính sách.
 
Ông Hùng đề xuất, không nên đưa cây sắn nguyên liệu vào nhóm cây chủ lực vì chỉ đóng góp khoảng 0,7% vào giá trị sản xuất của ngành, mặt khác đây là loại cây trồng “phá đất” và thực sự không thu hút nhiều lao động, cả về tiêu chí xã hội, kinh tế, môi trường và hướng phát triển ưu tiêu đều không lợi thế.
 
Tách cây bơ thành cây chủ lực tương lai gần và đưa cây chanh không hạt vào quy hoạch cây chủ lực. Đối với chăn nuôi, thủy sản, ông Hùng đề xuất giữ lại các “con” trâu, bò, bò sữa; tôm, cá nước ngọt.
 
Kỹ sư Doãn Trí Tuệ, Hội Giống cây trồng Nghệ An, nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất, đề án chỉ nên lựa chọn và giữ lại 7 cây, 4 con, gồm: Lúa, ngô, lạc, mía, chè công nghiệp, cam và cây dược liệu. Về con, tập trung đầu tư phát triển trâu, bò (bao gồm cả bò sữa), lợn và gia cầm (gà, vịt).
 
Sau khi xác định lại các sản phẩm chủ lực, thì việc xây dựng kế hoạch tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm này gắn liền với tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm tạo giá trị gia tăng cao, đẩy nhanh tốc độ chất lượng tăng trưởng, phát triển nông nghiệp bền vững, góp phần đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh cũng là một nội dung quan trọng được đặt ra tại hội thảo lần này.
 
Theo đó, một trong những tiêu chí của sản phẩm nông nghiệp chủ lực là có khả năng cung cấp sản lượng lớn, an toàn, ổn định lâu dài. Muốn có sản xuất hàng hóa lớn, đưa KHKT vào áp dụng đồng bộ vào đồng loạt, thì nhất thiết phải từng bước tích tụ ruộng đất.
 
Đức Thọ đạt kỷ lục năng suất lạc xuân với 28,85 tạ/ha
 
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch được hơn 3.000 ha lạc xuân, đạt khoảng 30% diện tích.
 
Giữ vị trí “quán quân” về năng suất vụ lạc xuân năm 2020 của toàn tỉnh là Đức Thọ với 28,85 tạ/ha, tự phá vỡ vị trí cao nhất của mình trong năm 2019 (28,81 tạ/ha).
bán-lạc-tươi-tại-hà-tĩnh.jpg
Người nông dân bán lạc tươi ngay tại ruộng
 

Tiếp đó là Hương Sơn đạt 28,11 tạ/ha, Kỳ Anh (27,84 tạ/ha), Can Lộc (26,41 tạ/ha)…
 
Các địa phương đạt “dưới chuẩn” là: Nghi Xuân (21,59 tạ/ha), Thạch Hà (22,54 tạ/ha), Lộc Hà (22,71 tạ/ha), TX. Kỳ Anh (23,73 tạ/ha), Hương Khê (23,06 tạ/ha).
 
Theo cách tính của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, vụ lạc xuân năm 2020, năng suất bình quân đạt 24,91 tạ/ha, thấp hơn vụ lạc xuân 2019 là 1,48 tạ/ha.
 
Nguyên nhân chính là thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, gây bất lợi cho sinh trưởng cây lạc. Đặc biệt, ở một số địa phương, mưa xảy ra nhiều vào thời điểm gieo trỉa, buộc phải gieo trỉa lại, xen dắm nhiều lần, ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ.
 
Theo thống kê, sản lượng lạc xuân 2020 của toàn tỉnh ước đạt khoảng trên 26.700 tấn.
 
Hà Tĩnh quyết tâm đạt 18.500 tấn hải sản vụ cá Nam
 
Từ dự báo các ảnh hưởng về điều kiện thời tiết, ngư trường, tình hình biến động giá nhiên liệu, giá sản phẩm khai thác, Hà Tĩnh đưa ra mục tiêu sản lượng cá vụ Nam 2020 đạt 18.500 tấn hải sản, ước trị giá 778 tỷ đồng.
 
Trong đó, sản lượng khai thác biển 16.300 tấn, ước trị giá 712 tỷ đồng và sản lượng khai thác nội địa đạt 2.200 tấn, ước trị giá 66 tỷ đồng.
 
ngư-dân-yên-thành.jpg
 
Ngư dân Xuân Yên (Nghi Xuân) khai thác hải sản cá vụ Nam.

 
Theo ông Nguyễn Tông Thắng – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, vụ cá Nam hằng năm kéo dài 6 tháng (từ tháng 4 đến tháng 10). Đây là vụ khai thác được đánh giá có nhiều yếu tố bất lợi về thời tiết hơn so với vụ cá Bắc.
 
Tuy nhiên, các loại hải sản khai thác được từ vụ cá Nam mang lại giá trị kinh tế cao như: cá thu, cá cam, mực, ghẹ, ốc hương...
 
Để đạt được mục tiêu trên, Hà Tĩnh đã và đang cấp mới, gia hạn 500 giấy phép khai thác thủy sản và đăng kiểm cho 250 tàu. Chi cục Thủy sản chỉ đạo các địa phương huy động tối đa đội tàu thuyền sản xuất vụ cá Nam.
 
Quảng Bình: Sản xuất vụ đông-xuân 2019-2020 thành công
 
Năm nay, mặc dù thời tiết không mấy thuận lợi nhưng đây là vụ mùa thành công vì các loại nông sản vừa được mùa, vừa được giá.
 
Triển khai sản xuất vụ đông-xuân 2019-2020, Sở Nông nghiệp-PTNT đã hướng dẫn các địa phương chỉ đạo sản xuất, gieo trồng đúng cơ cấu giống, thời vụ; chú trọng sử dụng các giống lúa trung, ngắn ngày có năng suất, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái, phù hợp với thị trường, chống chịu được thời tiết khắc nghiệt. Công tác phòng trừ sâu bệnh, làm đất, nạo vét kênh mương, diệt chuột, cây mai dương... được bà con chủ động triển khai. Các cấp chính quyền cũng đã có những chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, như: hỗ trợ giá giống, phân bón, bã diệt chuột sinh học...
lệ-thủy.jpg
 
Người dân huyện Lệ Thủy thu hoạch lúa vụ đông-xuân 2019-2020

 
Đối với cây lúa, toàn tỉnh gieo cấy gần 30.000ha, năng suất đạt 61,9 tạ/ha, đạt 106,7% kế hoạch, sản lượng đạt 183.168 tấn. Diện tích ngô đạt 4.001ha, năng suất dự ước 60 tạ/ha, sản lượng đạt 24.006 tấn. Toàn tỉnh duy trì 4.219ha rau các loại, năng suất ước đạt 118,4 tạ/ha, sản lượng đạt 49.944 tấn...
 
Vụ đông-xuân năm nay, toàn huyện Lệ Thủy gieo cấy trên 10.000ha lúa, khoảng 1.000ha rau màu, 485ha khoai lang, 350ha lạc… So với năm trước, diện tích gieo trồng và sản lượng các loại nông sản cũng tương đương nhau nhưng giá bán lại cao hơn. Riêng lúa, năng suất toàn huyện ước đạt 68,79 tạ/ha, sản lượng đạt 70.366 tấn.
 
Vụ đông-xuân 2019-2020, tổng diện tích gieo trồng toàn huyện Minh Hóa là 3.221ha. Trong đó, diện tích trồng lúa 457ha, 810ha ngô, 430 ha sắn... Riêng cây lạc được địa phương xác định là một trong những cây chủ lực, tạo nguồn hàng hóa, giúp nhiều bà con thoát nghèo. Vụ mùa này, toàn huyện trồng 764,58 ha lạc, tập trung tại các xã: Trung Hóa, Hóa Phúc, Hóa Tiến, Hóa Hợp... So với năm trước, diện tích lạc năm nay thấp thua nhưng lại được mùa, được giá. Đến nay, bà con trong huyện đang thu hoạch lạc với năng suất bình quân ước đạt 23 tạ/ha, sản lượng 1.758 tấn.
 
Đến thời điểm này, bà con nông dân thị xã Ba Đồn đã thu hoạch xong các loại cây trồng vụ đông-xuân đúng kế hoạch. Vụ mùa này, toàn thị xã thực hiện trên 4.700ha diện tích cây hàng năm, đạt 100,82% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích lúa thực hiện được 2.657ha, năng suất đạt 57,75 tạ/ha, sản lượng đạt trên 15.300 tấn, tăng 111 tấn so với cùng kỳ. Theo đánh giá của bà con, đây là vụ mùa thành công bởi các loại nông sản vừa được mùa, vừa được giá.
 
Theo ông Nguyễn Xuân Tứ, Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật, ngay sau khi hoàn thành thu hoạch vụ đông-xuân, bà con nông dân đã bắt tay ngay vào sản xuất vụ hè-thu. Để bảo đảm vụ mùa thành công, Chi cục đã phối hợp với các địa phương làm tốt công tác chỉ đạo, tổ chức sản xuất. Theo đó, vụ hè-thu sẽ bắt đầu gieo cấy từ ngày 5-5 và kết thúc vào 5-6, để bảo thu hoạch trước 30-8. Ngành nông nghiệp cũng khuyến khích bà con trồng các loại cây ngắn ngày, làm lúa tái sinh. Công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn hán, cung ứng vật tư nông nghiệp, phân bón… cũng đã được các địa phương chuẩn bị đầy đủ, bảo đảm cho vụ mùa thắng lợi.

 

 Ngọc Thủy (tổng hợp)/ https://kinhtenongthon.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập146
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại881,818
  • Tổng lượt truy cập90,945,211
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây