Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) giá cà phê Robusta diễn biến không đồng nhất, mức giá cũng tăng giảm trái chiều trong các hợp đồng với kỳ hạn khác nhau.
Giá cà phê Robusta kỳ hạn dài giảm, trong khi giá kỳ hạn ngắn tăng nhẹ do lo ngại khó khăn trong việc vận chuyển.
Do lo ngại dịch bệnh và dư thừa nguồn cung, giá cà phê Robusta kỳ hạn dài giảm, trong khi giá kỳ hạn ngắn tăng nhẹ do lo ngại khó khăn trong việc vận chuyển.
Trên sàn giao dịch London, mức giá ngày 8/4 so với cuối tháng 3 cho thấy giá cà phê Robusta giao kỳ hạn tháng 5 tăng 0,2%, lên mức 1.206 USD/tấn nhưng kỳ hạn giao tháng 7 lại giảm 0,3% xuống mức 1.233 USD/tấn.
Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, đặc biệt tại châu Âu và Mỹ, là 2 thị trường nhập khẩu và tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới. Điều này chắc chắn sẽ khiến nhập khẩu cà phê toàn cầu giảm do tiêu thụ giảm sâu.
Trong khi đó, sản lượng cà phê niên vụ 2020-2021 của Brazil sẽ kết thúc vào tháng 9/2021 được dự báo bội thu. Do đó thị trường nhiều khả năng sẽ xảy ra tình trạng dư cung, gây áp lực lên giá cà phê.
Dịch Covid-19 khiến tình hình tiêu thụ cà phê giảm mạnh tại Trung Quốc.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cà phê Robusta đứng thứ 3 thế giới. Do lo ngại dịch Covid-19, nhiều người ở nhà và hàng loạt cửa hàng cà phê phải đóng cửa khiến tình hình tiêu thụ mặt hàng này giảm mạnh tại Trung Quốc.
Hiện dịch Covid-19 đã được kiểm soát tại Trung Quốc nên nhu cầu nhập khẩu có nhiều khả năng phục hồi. Nhưng về dài hạn, nguồn cung cà phê toàn cầu và cả ở Việt Nam được dự báo rất dồi dào sẽ làm dư cung, khiến giá cà phê sẽ còn ảm đạm trong thời gian dài.
Vụ thu hoạch cà phê bắt đầu từ tháng 4, cao điểm vào tháng 5, nhưng người dân thế giới đang được khuyến cáo ở nhà. Nhiều hàng quán phải đóng cửa nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh, Bộ Công Thương dự báo thị trường cà phê toàn cầu sẽ gặp khó khăn ít nhất đến giữa năm 2020.
Thị trường cà phê trong nước hiện vẫn giao dịch trầm lắng, giá cà phê nguyên liệu giảm sâu.
Nhìn chung, thị trường cà phê trong nước hiện vẫn giao dịch trầm lắng do giá ở mức thấp. Đầu tháng 4, giá cà phê tại tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk giảm chỉ còn từ 29.600 - 30.200 đồng/kg. Tại Đồng Nai, giá cà phê ở quanh mức 30.000 đồng/kg - mức giá thấp kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây.
Theo Sở Công Thương Đồng Nai, trong quý I năm nay, kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh ước đạt hơn 158 triệu USD; tăng 131% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, với nông dân, giá cà phê hầu như không có nhiều biến động so với cuối năm ngoái.
So với chi phí nhân công, vật tư tăng cao, lợi nhuận từ cây cà phê vì thế mỗi năm mỗi giảm, khiến cho diện tích trồng trong tỉnh có xu hướng thu hẹp lại. Hiện toàn tỉnh Đồng Nai có hơn 13.000ha cà phê, giảm khoảng 4.000ha so với cuối năm 2017. Đây là nghịch lý chung khi cây công nghiệp có ngành chế biến phát triển nhưng nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn do giá cả ngày càng giảm sâu.
Trần Khánh/http://danviet.vn/
http://danviet.vn/nha-nong/trung-quoc-giam-tieu-thu-ca-phe-tham-canh-gia-thap-se-keo-dai-1078290.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã