Học tập đạo đức HCM

Vùng chè ATK Tân Trào rộn ràng vào vụ

Thứ tư - 28/04/2021 05:02
Tháng 4, chè chớm vụ, người dân vùng ATK Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) rộn ràng vào vụ. Đầu mùa, chè cho năng suất chưa cao, nhưng chất lượng và được giá.

Nguồn sinh kế ổn định

Hiện nay, các xã vùng ATK Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) đã hình thành những làng chè nổi tiếng, diện tích vùng nguyên liệu của mỗi làng rộng cả trăm ha. Đó là làng chè Vĩnh Tân (xã Tân Trào); làng chè Ngân Sơn – Trung Long (xã Trung Yên). Đây là những địa danh có sản phẩm chè đạt sao OCOP và đã chinh phục được các thị trường khó tính ở Hà Nội và TP. HCM.

Cây chè trở thành cây trồng mang lại cuộc sống ổn định cho người dân vùng ATK Sơn Dương. Ảnh: Đào Thanh.

Cây chè trở thành cây trồng mang lại cuộc sống ổn định cho người dân vùng ATK Sơn Dương. Ảnh: Đào Thanh.

Thôn Vĩnh Tân (xã Tân Trào) có 105/110 hộ trồng chè, với tổng diện tích 180 ha. Nâng cao chất lượng cây chè, người dân Vĩnh Tân đã chuyển đổi từ những giống chè cũ năng suất, chất lượng thấp bằng hơn 40 ha giống chè đặc sản có năng suất cao như giống chè O25, Ngọc Thúy, Bát Tiên… Ngoài ra, hộ nào cũng có từ một đến vài máy sao chè thủ công. 

Đến những làng chè vùng ATK Tân Trào, một đặc điểm dễ thấy là người dân nơi đây hái toàn bộ bằng tay, không dùng máy. Theo người dân địa phương, việc hái bằng tay giúp họ chủ động được việc chọn lựa búp và số lượng lá cần hái. Ngoài việc bán chè tươi cho các cơ sở sản xuất, nhiều hộ gia đình còn chủ động mang về tự chế biến. Làm như vậy sẽ mất công hơn nhưng khi bán sẽ được giá hơn.

Anh Phạm Văn Thao, thôn Vĩnh Tân đang mải miết thu hái chè cho biết: Ngoài các thành viên trong gia đình, anh huy động thêm anh em họ hàng rồi trả tiền công cho họ đảm bảo kịp giai đoạn thu hoạch tốt nhất.

Gia đình anh Thao có 7.000 m2 đất trồng chè. Mỗi vụ chè gia đình anh thu được 2,5 tạ/lứa thu hoạch. Trung bình một năm thu 5 lứa, tổng sản lượng đạt hơn 1 tấn chè, cho doanh thu khoảng 120 triệu đồng.

Anh Thao cho biết, dịp chè xuân đầu năm và chè tận thu cuối năm thường cho chất lượng ngon nhất. Bởi chè xuân, cây chè vừa ngủ dậy sau kỳ nghỉ đông, mọi chất dinh dưỡng trong cây dường như được dồn tụ cả vào búp chè.

Còn dịp cuối năm chè vào ngủ đông, trời ít mưa cũng là dịp cây chè cho búp có chất lượng ngon nhất. Sản phẩm chè vào những vụ này cũng được giá hơn so với những vụ thông thường.

Chè đầu vụ năng suất chưa cao nhưng cho chất lượng thơm ngon. Ảnh: Đào Thanh.

Chè đầu vụ năng suất chưa cao nhưng cho chất lượng thơm ngon. Ảnh: Đào Thanh.

Nhờ trồng chè, đã giúp gia đình ông Phạm Văn Đáng, thôn Vĩnh Tân (xã Tân Trào) có cuộc sống ấm no, mỗi năm thu về hơn 100 triệu đồng. Ông Đáng cho biết, với 1 ha chè của gia đình, vào thời điểm chè rộ, mỗi tháng có thể sản xuất được 3 tạ chè khô, sau khi xuất bán, trừ chi phí gia đình thu lãi khoảng 20 triệu đồng/tháng.

Mỗi lứa chè tuỳ từng giống, từng điều kiện thời tiết mà kéo dài khoảng 25 đến 32 ngày thì được thu hái. Muốn chè được ngon, cần hái ngay khi búp vừa đến lứa, trong vòng từ 1 đến 3 ngày, chè quá lứa chất lượng giảm, mất giá ngay. 

Với những nương chè xanh ngát trải dài tít tắp, các làng chè ở vùng ATK Tân Trào còn là điểm đến hấp dẫn cho những du khách yêu thích trải nghiệm, khám phá.

Mở rộng những làng chè sạch

Chè xuân là lứa chè cho chất lượng thơm ngon và được giá nhất đối với người làm chè ở vùng ATK. Thế nhưng với những giống chè thông thường, giá chè khô cũng chỉ đạt 120 nghìn đồng/kg. Những vụ khác chè thường chỉ đạt 80 nghìn đồng/kg. Đây là mức giá khá thấp nhưng việc tiêu thụ cũng khá bấp bênh.

Nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm chè, người dân ở các làng chè vùng ATK Tân Trào đã chủ động làm chè sạch. Bởi họ ý thức được rằng thu hoạch chè phun thuốc BVTV còn có dư lượng thì trước hết hại đến sức khỏe của chính người trồng, người thu hái, chế biến.

Nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế, người dân ở những làng chè của huyện Sơn Dương đã chú trọng làm chè sạch. Ảnh: Đào Thanh.

Nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế, người dân ở những làng chè của huyện Sơn Dương đã chú trọng làm chè sạch. Ảnh: Đào Thanh.

Huyện Sơn Dương cũng đã thành lập được các HTX chế biến chè như HTX chè Vĩnh Tân; HTX chè Ngân Sơn - Trung Long. Các HTX này được hình thành đã dần giải quyết được vấn đề đầu ra cho sản phẩm.

Năm 2015, HTX chè Vĩnh Tân, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương được thành lập. Xây dựng thương hiệu, HTX vận động các thành viên thực hiện nghiêm túc quy trình sản xuất sạch. Với những hộ không tuân thủ điều này sẽ không thực hiện thu mua; không thu mua chè bị dập nát, ôi thiu.

Hiện vùng nguyên liệu của HTX có khoảng 100 ha, trong đó có 3 ha chè đặc sản. Trung bình hằng năm, HTX xuất khẩu khoảng 700 tấn chè khô đi thị trường Trung Đông. Với chè đặc sản nhãn hiệu Tâm Trà, HTX chủ yếu tiêu thụ trong nước. Sản phẩm chè đặc sản Tâm Trà đã được công nhận đạt chuẩn 4 sao OCOP.

HTX chè Ngân Sơn - Trung Long, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương hiện có 20 ha chè của 8 thành viên. HTX đã có 5,5 ha chè đạt tiêu chuẩn VietGAP, 3 ha đạt chuẩn hữu cơ. Các thành viên HTX đã nhiều năm thực hiện quy trình sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP nên cũng không khó để chuyển đổi sang quy trình hữu cơ.

Với mô hình sản xuất chè hữu cơ, các thành viên trong HTX trồng các loại hoa cúc là khắc tinh của một số loại rầy và bọ xít muỗi, giúp giảm thiểu sâu hại chè; thu hút côn trùng gây hại; tiến hành cải tạo, bổ sung các chất dinh dưỡng hữu cơ vào đất cho cây và đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tự động.

Thu hái thủ công giúp người dân chủ động được số lượng lá trên mỗi búp chè. Ảnh: Đào Thanh.

Thu hái thủ công giúp người dân chủ động được số lượng lá trên mỗi búp chè. Ảnh: Đào Thanh.

Chăm sóc chè theo quy trình hữu cơ năng suất giảm 30% so với chăm sóc chè theo tiêu chuẩn VietGAP, nhưng chất lượng chè được đảm bảo hơn và giá bán cao gấp đôi.

Cụ thể, mỗi sào chè hữu cơ mỗi lứa thu được 20 kg chè khô, giá bán 500.000 - 600.000 đồng/kg, chè VietGAP chỉ bán với giá 250.000 đồng/kg. Tính ưu việt của sản xuất chè theo quy trình hữu cơ là tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng, an toàn cho sức khỏe của người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

Anh Nguyễn Mạnh Thắng, Giám đốc HTX chè Ngân Sơn – Trung Long cho biết, để xây dựng và bảo vệ thương hiệu chè sạch, 3 năm trước, HTX đã thực hiện các quy trình trồng chè hữu cơ, vì vậy một số diện tích đã được tái thiết.

Đất, nước, được loại bỏ tồn dư phân bón hóa học, thuốc BVTV, một số diện tích đã bắt đầu bước vào khâu sản xuất sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. HTX có 1 sản phẩm chè đạt 3 sao OCOP và 1 sản phẩm chè đạt 4 sao OCOP.

Huyện Sơn Dương hiện có 1.875 ha chè, trong đó có gần 600 ha chè trồng theo quy trình an toàn với năng suất chè búp tươi bình quân đạt 112 tạ/ha; sản lượng chè búp tươi đạt gần 12.000 tấn/năm. Sản phẩm chè của huyện đã được xuất khẩu sang Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan…

Huyện cũng đã xây dựng được 6 làng nghề sản xuất, chế biến chè. Gồm làng nghề chè thôn Vĩnh Tân, xã Tân Trào; làng chè thôn Đồng Hoan, xã Tú Thịnh; làng chè thôn Liên Phương, xã Phúc Ứng; làng chè thôn Yên Thượng, xã Trung Yên; làng chè thôn Đồng Đài, xã Hợp Thành và làng chè thôn Cảy, xã Minh Thanh.

Đào Thanh/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập295
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm289
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại917,883
  • Tổng lượt truy cập90,981,276
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây