Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền chủ trì hội nghị.
Thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã ban hành nhiều văn bản gửi các địa phương trên phạm vi cả nước, cũng như các địa phương cụ thể để chỉ đạo tổ chức xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh (ATDB) tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bình Định, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu,….; xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi lợn ATDB tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Bình Thuận, Bình Dương,… phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Tính đến ngày 25/4/2021, cả nước có trên 2.285 cơ sở, vùng ATBD, bao gồm: 1 vùng cấp tỉnh (TP. Hồ Chí Minh an toàn với 3 bệnh: dại, lao, sảy thai truyền nhiễm ở gia súc), 30 vùng cấp huyện, 131 cơ sở cấp xã và 2.122 cơ sở, trang trại, hợp tác xã chăn nuôi tại 54 tỉnh, thành phố.
Trong đó, đối với gia cầm, cả nước có trên 974 cơ sở, vùng chăn nuôi gia cầm ATBD đối với cúm gia cầm, Niu-cát-xơn, Gum-bô-rô, dịch tả vịt, bao gồm: 14 vùng cấp huyện (Đồng Nai 7; Bình Dương 5; Tây Ninh 1; Bình Phước 1 và đang tiếp tục làm 5 huyện khác), 68 cơ sở cấp xã và 983 hộ, trang trại chăn nuôi tại 36 tỉnh, thành phố. Đối với lợn, cả nước có 13 vùng cấp huyện ATDB tại các tỉnh: Đồng Nai (7 huyện), Bình Dương (5 huyện) và Tây Ninh (1 huyện).
Về việc tổ chức xây dựng cơ sở, chuỗi ATDB , tính đến ngày 25/4/2021,đối với gia cầm, cả nước có trên 974 cơ sở, vùng chăn nuôi gia cầm ATBD đối với cúm gia cầm, Niu-cát-xơn, Gum-bô-rô, dịch tả vịt, bao gồm: 14 vùng cấp huyện (Đồng Nai 7; Bình Dương 5; Tây Ninh 1; Bình Phước 1 và đang tiếp tục làm 5 huyện khác), 68 cơ sở cấp xã và 983 hộ, trang trại chăn nuôi tại 36 tỉnh, thành phố.
Tổ chức xây dựng cơ sở, chuỗi chăn nuôi lợn ATDB. Đối với lợn, các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đông Nam bộ đã xây dựng được 551 cơ sở chăn nuôi lợn ATDB đối với một hoặc nhiều bệnh (LMLM, DTLCĐ và DTLCP); trong đó có 116 cơ sở chăn nuôi lợn ATDB đối với bệnh DTLCP...
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, mặc dù thời gian qua, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đã cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, không vì thế mà các địa phương chủ quan trong phòng, chống dịch bởi dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập, ngành chăn nuôi cần hướng đến sản xuất những sản phẩm đủ điều kiện an toàn dịch bệnh. Cụ thể, cần xây dựng chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp chế biến xuất khẩu với các chủ trang trại, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Trong đó, cần có sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp tại những vùng an toàn dịch bệnh; đồng thời các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ bằng các cơ chế, chính sách ưu đãi để phát huy hiệu quả cao nhất trong xây dựng và nhân rộng các vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn trên cả nước thời gian tới...
Báo NNVN đang cập nhật diễn biến Hội nghị.
Trần Trung
https://nongnghiep.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã