Những đồi chè đạt chuẩn VietGap do xí nghiệp Chè Tây Sơn quản lý
Giữa mùa dịch, nhân dân các địa phương lao đao vì sản xuất đình trệ, nông sản khó tiêu thụ, công ăn việc làm không ổn định nhưng với người trồng chè tại huyện Hương Sơn vẫn giữ vững nhịp độ lao động, sản xuất. Gia đình chị Phạm Thị Mỹ Thỏa, ở thôn Tiền Phong, xã Sơn Kim2 làm trên 0,5ha chè. Nhờ chăm sóc tốt nên bình quân mỗi năm chị thu hoạch được 15 - 17 tấn chè búp tươi, thu nhập trên 110 triệu đồng. Trong 2 năm nay, dù tình hình dịch bệnh covid 19 phức tạp, nhưng việc sản xuất và nguồn thu nhập của gia đình chị vẫn đảm bảo ổn định, không bị ảnh hưởng. Chị chia sẻ: “Tôi thấy trên tivi nhiều người dân lao đao trong mùa dịch không có việc làm, không có thu nhập nhưng đối với người trồng chè như chúng tôi cảm thấy rất may mắn vì dù dịch bệnh có ảnh hưởng đôi chút đến sinh hoạt nhưng việc làm vẫn ổn định, thu nhập đều đặn, không bị ảnh hưởng gì cả. Rất cảm ơn Xí nghiệp Chè Tây Sơn đã chung sức với bà con, thu mua chè với giá ổn định, tạo điều kiện cho chúng tôi có cuộc sống tốt”
Bình quân mỗi ngày một người trồng chè thu hái được từ 80 - 100kg chè búo tươi, thu hhập ổn định trên dưới 600 ngàn đồng.
Chị Phạm Thị Mỹ Thỏa, thôn Tiền Phong, xã Sơn Kim 2 với đồng chè của gia đình đạt năng suất 25 - 30 tấn mỗi ha
Búp chè xanh, non được nhân dân thu hái vào lúc sáng sớm
Xí nghiệp Chè Tây Sơn hiện có gần 400ha chè, trong đó có khoảng 320ha đã cho thu hoạch. Trong những năm qua, nhờ áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật, đầu tư cải tạo và nhân giống các giống chè cho năng suất, chất lượng cao nên sản lượng chè luôn đạt mức cao so với mặt bằng chung của Công ty chè Hà Tĩnh. Đặc biệt, trong mấy năm gần đây, xí nghiệp đã tuyên truyền, vận động và hỗ trợ nhân dân sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap, đảm bảo tất cả các khâu từ sản xuất đến chế biến đều đạt tiêu chuẩn chất lượng nên giá trị sản phẩm cũng tăng hơn trước, thị trường tiêu thụ luôn ổn định. Hiện nay, bình quân năng suất đạt 14,5 tấn/ha; những diện tích chè trong độ tuổi từ 10 đến 20 năm năng suất đạt bình quân 25 - 30 tấn/ha. Xí nghiệp cũng đã đầu tư trên 5 tỷ đồng để mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại trong khâu chế biến chè thành phẩm nên sản phẩm đạt chất lượng tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu ra nước ngoài ngày càng tăng.
Ông Nguyễn Hồng Sánh - Giám đốc xí nghiệp Chè Tây Sơn kiểm tra chất lượng thu hái của người trồng chè tại từng cánh đồng
Từ năm 2020 đến nay, do đại dịch Covid 19 trong nước và trên thế giới diễn biến rất phức tạp nên việc tiêu thụ sản phẩm Chè Tây Sơn cũng đã gặp không ít khó khăn nhưng xí nghệp đã bằng mọi giải pháp để ổn định sản xuất. Ông Nguyễn Hồng Sánh, Giám đốc xí nghiệp Chè Tây Sơn cho biết: “ Hai năm nay do dịch bệnh phức tạp nên chi phí bến bãi, vận chuyển, bảo quản, bao bì... tăng cao. Tuy nhiên, với quan điểm "đảm bảo ổn định sản xuất và giá cả để người trồng chè yên tâm đầu tư nâng cao năng suất và chất lượng" nên xí nghiệp đã tự nỗ lực, khắc phục khó khăn, không để ảnh hưởng đến người trồng chè, sản lượng thu mua và giá cả vẫn giữ ổn định”
Để giữ vững ổn định sản xuất và kinh doanh trong điều kiện dịch bệnh Covid -19 đang tiếp tục có những diễn phức tạp, xí nghiệp cũng đã có nhiều giải pháp để vừa duy trì lao động, sản xuất, kinh doanh vừa phòng dịch hiệu quả, không để bị ảnh hưởng. Trong đó, quán triệt 100% hộ trồng chè thực hiện nghiêm quy định 5K, tại các khu vực sản xuất, chế biến đều bố trí các bảng biển tuyên truyền, khử khuẩn và tăng cường công tác kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên.
Các đồng chí lãnh đạo xí nghiệp thường xuyên kiểm tra các công đoạn sản xuất của nhà máy chế biến chè Tây Sơn
Bên cạnh đó, xí nghiệp tiếp tục đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, kiểm soát chặt chẽ từ khâu giống, sản xuất, chăm sóc, thu hái và chế biến để đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất. Anh Nguyễn Xuân Hoàng, đội trưởng sản xuất số 2 cho biết thêm: “Trong mùa dịch chúng tôi vẫn thường xuyên có mặt trên đồng chè để chỉ đạo, hướng dẫn và giảm sát bà con các biện pháp, quy trình chăm sóc, thu hái để đảm bảo đạt chất lượng theo yêu cầu đề ra; Đồng thời thường xuyên nhắc nhở mọi người tuên thủ các biện pháp phòng dịch, không để bị ảnh hưởng đến quá trình lao động, sản xuất”
Không những ổn định đầu ra sản phẩm với mức giá thu mua đảm bảo, mà để hỗ trợ người dân trong điều kiện dịch bệnh còn diễn biến phức tạp như hiện nay, Xí nghiệp Chè Tây Sơn cũng đã có chính sách hỗ trợ chi phí vận chuyển từ địa điểm thu hái đến địa điểm thu mua của xí nghiệp tùy theo từng khu vực cụ thể. Những việc làm của xí nghiệp Chè Tây Sơn đã giúp người trồng chè trên địa bàn huyện Hương Sơn ổn định thu nhập và yên tâm sản xuất trong mùa dịch./.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã