Các thành viên THT An Xuân chuẩn bị thu hoạch vụ thứ 2 năm 2021.
Sau nhiều năm mưu sinh ở Đài Loan và TP Hồ Chí Minh, cuối năm 2018, anh Trần Văn Khoái (SN 1990, TDP 10, thị trấn Xuân An, Nghi Xuân) trở lại quê nhà với mong muốn làm giàu trên chính mảnh đất mình sinh ra.
Sau khi học hỏi kinh nghiệm, đầu năm năm 2019, anh Khoái thành lập tổ hợp tác (THT) An Xuân, đầu tư hơn 600 triệu đồng xây dựng hệ thống nhà kính rộng hơn 3.000 m2 và trồng 9.000 cây dưa lưới.
Qua 90 ngày trồng và chăm sóc, anh Khoái thu hoạch vụ dưa lưới đầu tiên với sản lượng trên 3 tấn. Với giá 35.000 đồng/kg, mỗi vụ dưa lưới cho doanh thu hơn 100 triệu đồng.
Dưa lưới An Xuân có trọng lượng dao động từ 1,4 - 1,9kg/quả.
Từ đó đến nay, sau 7 vụ thu hoạch, sản lượng dưa lưới của THT An Xuân vẫn ổn định 3 tấn/vụ. Vụ thứ 8 đang chuẩn bị hái quả, sản lượng ước tính cũng tương đương với nhiều vụ trước.
Tính chung, mỗi năm, THT An Xuân sản xuất 3 vụ, tổng doanh thu đạt khoảng 300 triệu đồng/năm.
Theo anh Khoái, qua nhiều vụ canh tác, cây dưa lưới sinh trưởng và phát triển khá phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tại vùng đất Nghi Xuân.
Được biết, THT An Xuân chỉ trồng duy nhất giống dưa TL3 của Công ty TNHH Nông nghiệp Chánh Phong (huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh). Đây là loại dưa mỏng vỏ, có vị ngọt vừa phải, thịt quả màu đỏ cam, trọng lượng quả dao động từ 1,4 – 1,9kg. Đặc biệt, dưa lưới TL3 luôn giữ được vị ngon và tươi từ 20 - 30 ngày mà không cần bảo quản ở môi trường lạnh hoặc các chất bảo quản.
Dưa lưới An Xuân được đóng gói đẹp mắt để người tiêu dùng lựa chọn.
“Đây là giống cây dễ trồng, ít sâu bệnh, mang lại thu nhập khá. Một cây dưa lưới phát triển tốt thường cho ra khoảng 5 - 6 quả nhưng chỉ nên giữ lại 1 quả/cây để có được chất lượng tốt nhất. Đặc biệt, trong quá trình chăm sóc cần theo dõi chặt chẽ, bón đủ dinh dưỡng cho cây để quả dưa bảo đảm chất lượng", chị Đặng Quỳnh Trâm – thành viên THT An Xuân cho biết.
Các thành viên THT làm vệ sinh giá thể...
Từ đầu năm 2020, THT An Xuân áp dụng trồng dưa lưới theo quy trình VietGAP, bao gồm các công đoạn: xử lý môi trường nhà màng, ương hạt giống, tưới nước. Trong đó, việc tưới nước được áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel.
Do được trồng đúng quy trình theo công nghệ sạch, dùng các chế phẩm sinh học tự nhiên nên dưa lưới của THT An Xuân không chỉ cho năng suất ổn định mà còn bảo đảm an toàn thực phẩm. Cũng vì lẽ đó, sản phẩm sản xuất ra đến đâu tiêu thụ đến đấy.
...lựa chọn cây giống chuẩn bị cho vụ tiếp theo.
Theo Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân Lê Thanh Bình, mô hình của THT An Xuân đã mang lại hiệu quả kinh tế khá. Đặc biệt, mô hình còn tạo việc làm ổn định cho 5 lao động với mức thu nhập 5 – 6 triệu đồng/người/tháng.
Tới đây, huyện sẽ tạo điều kiện đưa vào vùng quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao để THT mở rộng sản xuất, cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm dưa lưới có chất lượng, đảm an toàn vệ sinh thực phẩm...
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã