Học tập đạo đức HCM

Dê Bách Thảo

Thứ năm - 16/08/2018 22:13
Là giống dê kiêm dụng thịt và sữa nổi tiếng, hiện được nuôi nhiều tại khắp các tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa; trong đó có thể xem Ninh Thuận là quê hương của dê Bách Thảo.

Đặc điểm

Dê Bách Thảo được hình thành từ việc lai tạo giữa dê Cỏ và các giống dê được nhập vào Việt Nam từ rất nhiều năm trước như dê Aipine, dê Anglo Nubian. Qua một thời gian khá dài thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt nóng khô của vùng Nam Trung bộ, dê Bách Thảo ngày nay có những đặc điểm rõ rệt cả về hình thái lẫn sinh học, mang dấu ấn của vùng sinh thái nóng khô. Dê Bách Thảo sinh trưởng và phát triển nhanh, dễ nuôi, chịu được nhiệt độ cao, nắng nóng. Thức ăn chủ yếu là các loại cây lá trong tự nhiên. Sau 6 - 7 tháng nuôi, có thể xuất chuồng. 

Dê có màu lông tương đối đồng nhất, thường là đen (chiếm khoảng 60%), còn lại là đen đốm trắng hoặc trắng đốm đen. Nhìn chung, dê Bách Thảo có bộ lông mượt sáng, phần lớn có hai dải lông trắng song song trên mặt, trắng ở bốn chân. Điển hình của dê Bách Thảo là sống mũi dô, đầu dài trán lồi, tai to rủ cúp xuống, có hoặc không có sừng, miệng rộng và thô, phần lớn không có râu cằm. Dê Bách Thảo có tầm vóc to hơn dê Cỏ, con đực trưởng thành nặng 75 - 80 kg/con, cao khoảng 85 - 90 cm, con cái trọng lượng 40 - 45 kg, cao khoảng 65 - 70 con, dê sơ sinh 2,6 - 2,8 kg/con. 

Dê Bách Thảo cũng có khả năng cho thịt dê tốt, tỷ lệ thịt xẻ 40 - 45%, tỷ lệ thịt lọc đạt 30 - 35%. Thịt dê Bách Thảo có chất lượng khá, hàm lượng mỡ trong thịt thấp. 

  

Tập tính và sinh trưởng

Dê ăn được nhiều loại cỏ, lá cây và các phụ phẩm nông nghiệp. Có thể nuôi dê nhốt tại chuồng hoặc chăn thả trên đồi núi. Chúng hiền lành ít phá hoa màu, ăn tạp. Dê Bách Thảo có thể tận dụng rất tốt các loại thức ăn thô xanh. Dê có khả năng chịu đựng điều kiện sống khá khắc nghiệt, khả năng chống đỡ bệnh tật tốt nên ít đau ốm, ít mắc bệnh, thích ứng rộng rãi nhiều vùng miền. Dê Bách Thảo hiền lành, sạch sẽ, dễ gần, có thể nuôi nhốt hoàn toàn mà không hề phá phách. 

Dê đực có tuổi thành thục lúc 4 - 6 tháng tuổi, nhưng lúc này tầm vóc cơ thể còn nhỏ nên tuổi sử dụng thích hợp là khoảng 6 - 8 tháng tuổi trở lên, khi tầm vóc cơ thể đạt trên 50% khối lượng lúc trưởng thành. Dê cái Bách Thảo có tuổi thành thục sinh dục khoảng 6 - 7 tháng tuổi, tuổi cho phối giống thích hợp thường chậm hơn một chút, khoảng 7 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt trên 50% khối lượng lúc trưởng thành. Dê cái cho nhiều sữa, mắn đẻ, dê con mau lớn. Dê sinh sản nhanh, cứ 7 tháng đẻ 1 lứa, lứa đầu đẻ 1 con, từ lứa thứ 2 trở đi đẻ 2 con. Dê Bách Thảo cho sữa tốt, có thể thu được 0,8 - 1,2 lít/ngày, chu kỳ cho sữa là 148 - 150 ngày. 

Đặc điểm nổi bật của dê Bách Thảo là ở tính năng sinh sản, đẻ nhiều con hơn các giống dê khác. Đây là lợi thế cho việc nhân đàn. Mùa sinh sản của dê Bách Thảo tập trung vào 2 mùa: từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12, do vậy dê thường đẻ vào tháng 2 đến tháng 5 và tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Thời gian dê chửa là 146 - 157 ngày. 

  

Tình hình nuôi

Số lượng dê Bách Thảo hiện nay không lớn, trên dưới 10.000 con, được nuôi tập trung chủ yếu ở các tỉnh Duyên hải miền Trung như Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa. 

Dê Bách Thảo là đối tượng mới, thu lãi cao tại nhiều địa phương, như xã Phước Đồng (Nha Trang, Khánh Hòa), xã Long Hòa (thị xã Gò Công, Tiền Giang), xã Bình Tân (huyện Bắc Bình, Bình Thuận)… Mô hình nuôi dê được nhiều người dân nhân rộng vì hiệu quả kinh tế cao, kỹ thuật không quá phức tạp. Không ít gia đình coi nuôi dê Bách Thảo là hướng phát triển kinh tế chính. 

Dê Bách Thảo rất được ưa chuộng nuôi. Thời kỳ cao điểm, giá dê giống đã lên mức 220.000 - 250.000 đồng/kg, cao gấp 6 lần so với bình thường. Thậm chí có những con giống được bán với giá hơn 12 triệu đồng.

  

 

Linh Anh/nguoichannuoi.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập337
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm334
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại828,658
  • Tổng lượt truy cập90,892,051
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây