Bà Lê Thị Hải là 1 trong số 11 hộ SX giống cây lâm nghiệp tại xóm 11, xã Thanh Mỹ. Mỗi năm gia đình bà SX, cung ứng ra thị trường khoảng 200 – 300 vạn cây lâm nghiệp, chủ yếu là keo.
“Khi Nhà nước có chủ trương, gia đình tôi đã làm thủ tục và đã được cấp chứng nhận SXKD. Thủ tục cũng đơn giản nhưng không hiểu vì sao nhiều hộ ở đây vẫn chưa đăng ký. Tôi chủ yếu SX keo giâm hom từ vườn cây nuôi lấy mô được mua từ một trung tâm giống tại tỉnh Phú Thọ, được kiểm định về chất lượng. Ngoài ra, tùy theo nhu cầu, đặt hàng của khách, chúng tôi SX từ hạt keo nội, keo ngoại, tất cả đều được kiểm soát đầu vào, đầu ra”, bà Hải cho biết.
Đăng ký SXKD giống đồng nghĩa với việc cơ sở SX của bà Hải được kiểm soát chặt chẽ, sản phẩm đạt tiêu chuẩn mới cho xuất bán. Vì vậy, mỗi năm bà Hải cung ứng ra thị trường số lượng cây rất lớn, SX đến đâu tiêu thụ đến đó.
Thế nhưng, đây là hộ duy nhất tại Thanh Chương đăng ký SXKD giống cây lâm nghiệp. Bà Lê Thị Ngọc, chủ hộ SXKD giống cây lâm nghiệp tại xóm 11 cho biết: “Tôi cũng giâm cây từ cây nuôi lấy mô, cây đầu dòng đạt chất lượng nhưng hiện vẫn chưa làm thủ tục đăng ký SXKD. Chúng tôi cũng muốn hoàn thiện thủ tục, hồ sơ để vừa đảm bảo quy trình SX cũng như nâng cao giá trị sản phẩm(?)”, bà Ngọc phân trần.
Theo ông Nguyễn Tài Diện, cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Thanh Chương, trong số 21 đơn vị, hộ SXKD cây giống trên địa bàn huyện thì mới chỉ có 2 đơn vị, 1 hộ gia đình đăng ký SXKD.
“Mỗi năm, các đơn vị, hộ gia đình tại huyệnSX được khoảng 11 triệu cây giống, đa phần đều đảm bảo chất lượng. Chi cục Kiểm lâm Nghệ An cũng tổ chức 2 - 3 đợt kiểm tra lô sản phẩm xuất bán nhưng chủ yếu chỉ đến các đơn vị lớn, còn hộ cá thể vẫn chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở là chính”, ông Diện cho biết.
Đây là thực trạng chung tại Nghệ An, nhiều hộ SX giống cây lâm nghiệp chưa đăng ký SXKD. Điều này khó đảm bảo được nguồn giống chất lượng đến với người trồng rừng và ảnh hưởng rất lớn đến các đơn vị đã đăng ký SXKD trên địa bàn.
Ông Nguyễn Phùng Thiều, Trưởng BQL Rừng phòng hộ huyện Thanh Chương cho biết, không ít hộ vẫn chỉ căn cứ vào giá cả giống cây để lựa chọn chứ chưa thực sự quan tâm đến chất lượng.
“Một kg hạt keo Úc có giá 8 - 9 triệu đồng trong khi hạt keo nội chỉ có giá 300 - 400 nghìn đồng/kg. Chúng đều cho ra số lượng cây như nhau nhưng chất lượng giống keo Úc hơn hẳn. Mỗi cây keo Úc, phải bán với giá 700 đồng mới có lãi thì keo nội chỉ cần bán 400 đồng đã lãi.
Chúng tôi đăng ký điều kiện SX cây giống, thường chỉ SX keo Úc và giâm cây giống từ cây nuôi lấy mô được kiểm định chất lượng, chi phí cao hơn hẳn các hộ cá thể chỉ SX tự phát không phải qua các bước kiểm duyệt đầu vào, đầu ra. Giá cao, không bán được hàng nên từ vài năm nay, vườn ươm đã teo tóp lại. Muốn nâng cao chất lượng giống cây lâm nghiệp, cần phải bắt buộc các hộ đăng ký SXKD. Nếu phát hiện giống không có nguồn gốc xuất xứ cần phải tiêu hủy ngay theo đúng quy định”.
Theo Chi cục Kiểm lâm Nghệ An, toàn tỉnh hiện có 35 tổ chức, cá nhân SXKD giống lâm nghiệp được cấp giấy phép hoạt động; ngoài ra có một số hộ SX nhỏ lẻ không đăng ký SXKD. Thị trường đang trôi nổi nên việc quản lý chất lượng di truyền và sinh lý giống không triệt để. Đối với các vườm ươm công nghệ giâm hom, một số đơn vị việc quy hoạch vườn ươm chưa khoa học, còn chắp ghép, vườn lấy hom trồng cách xa vườn giâm và vườn huấn luyện nên chất lượng hom đem giâm không đảm bảo chất lượng... |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã