|
Toàn cảnh Hội thảo |
Sáng 21/9 tại Nghệ An đã diễn ra Hội thảo “Chăn nuôi gia cầm bền vững”. Ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam và ông Nguyễn Văn Lập - PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Nghệ An đồng chủ trì.
Số liệu năm 2017 từ Tổng Cục Thống kê cho thấy vùng ĐBSH có đàn gia cầm lớn nhất cả nước (tỷ lệ chiếm 25,72%), tiếp đến là Trung du miền núi phía Bắc (20,88%), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (20,57%), ĐBSCL (17,15), Đông Nam Bộ (10,85%), thấp nhất là Tây Nguyên (4,84%).
Giai đoạn 2005 - 2017 tốc độ tăng trưởng về sản lượng thịt gia cầm là 10,42%, sản lượng trứng tăng bình quân 8,73 %. Ngành chăn nuôi gia cầm những năm gần đây được quan tâm và đầu tư khá đồng bộ, cả về giống, kỹ thuật cũng như phương thức triển khai. Bên cạnh việc khai thác tốt điều kiện tự nhiên, các cá nhân, doanh nghiệp đã tăng cường sử dụng các loại giống chất lượng, năng suất cao, ứng dụng các quy trình công nghệ tiên tiến theo hướng an toàn dịch bệnh.
Theo thống kê sơ bộ của Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), giống gia cầm hiện nay của Việt Nam rất đa dạng. Bên cạnh giống gà, giống thủy cầm ngoại nhập và lai tạo chính thức phục vụ cho chăn nuôi trang trại công nghiệp hoặc bán công nghiệp thì tại các vùng miền còn có rất nhiều con giống bản địa, các tổ hợp lai của chúng do người dân tự thực hiện nhằm áp dụng cho quy mô nông hộ.
Đại biểu tham gia |
Những năm gần đây, nhiều địa phương thực sự quan tâm đến việc hình thành và phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ trứng. Nhiều DN lớn đã tham gia vào chuỗi liên kết gia công, điển hình như Cty CP Việt Nam, Cty Jappfa, Cty Emivest, Cty TNHH MTV Bình Minh…
Về phía tỉnh Nghệ An, thực hiện theo lộ trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ. Riêng về chăn nuôi gia cầm, Nghệ An nằm trong tốp đầu cả nước (chỉ sau Hà Nội, Đồng Nai) với tổng đàn ước đạt trên 22 triệu con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng vào khoảng 28.946 tấn.
Nhiều chuyên gia nhận định, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, kết hợp tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp vẫn là điểm yếu cố hữu của ngành chăn nuôi Việt Nam. Cùng với đó là nguy cơ tiềm ẩn về dịch bệnh, nhận thức của người nuôi chưa cao, chưa chủ động được con giống chất lượng, kỹ thuật chăm sóc, thị trường không ổn định, đầu tư khoa học công nghệ còn thiếu…
Dựa trên cơ sở thực tế, ngành đề ra 7 nhóm giải pháp, liên quan đến công tác quy hoạch, kỹ thuật, quản lý, đầu tư, tổ chức sản xuất, chính sách và hợp tác quốc tế.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã