Học tập đạo đức HCM

Giống ngô đa gen 6919S kháng sâu hại

Thứ hai - 06/02/2017 08:31
Bộ giống tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng từ 85 - 96 ngày, thuộc nhóm giống chín sớm và trung bình, đủ điều kiện cơ cấu trên chân ruộng SX 2 - 3 vụ/năm...

 

Để giới thiệu các giống ngô chuyển gen kháng các loại sâu hại phục vụ SX trong khu vực, trong thời gian qua Viện KHKT nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ đã triển khai thí nghiệm, so sánh bộ giống ngô chuyển gen tại xã Mỹ Tài (huyện Phù Mỹ, Bình Định) nhằm xác định những giống ngô mới đạt năng suất và hiệu quả cao nhất.

12-52-14_dsc00645
SX thí nghiệm ngô biến đổi gen tại xã Mỹ Tài (huyện Phù Mỹ, Bình Định)
 

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương, Phó Viện trưởng Viện KHKT nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ, có 10 giống ngô được đơn vị này đưa vào nghiên cứu; trong đó có 3 giống đơn gen mang ký hiệu R, 2 giống đa gen mang ký hiệu S, 5 giống còn lại là ngô lai bình thường và CP333 là giống đối chứng.

“Chúng tôi nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và đặc điểm nông học chủ yếu các giống ngô lai biến đổi gen có triển vọng. Bộ giống tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng từ 85 - 96 ngày, thuộc nhóm giống chín sớm và trung bình, đủ điều kiện cơ cấu trên chân ruộng SX 2 - 3 vụ/năm theo cơ cấu lúa - ngô; đậu tương - ngô - ngô; đậu tương/mè - ngô”, Tiến sĩ Phương cho biết.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, 2 giống ngô đa gen 6818S và 6919S có độ đồng đều về hình thái và rất sạch sâu đục thân, độ che kín bắp cao nhờ lá bi kín đầu vượt cả bắp.

“Sâu đục thân, đục bắp là 2 đối tượng được xác định gây hại chính đến năng suất ruộng ngô, nên hầu hết nông dân có kinh nghiệm trong chăm sóc thường rắc thuốc hạt vào noãn để phòng và phun thuốc trừ. Riêng đối với 2 giống 6818S và 6919S không sử dụng thuốc BVTV nhưng không bị sâu gây hại”, Tiến sĩ Hồ Huy Cường, Viện trưởng Viện KHKT nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ cho biết.

Năng suất của bộ giống dao động từ 62,74 - 74,14 tạ/ha, riêng 2 giống ngô đa gen 6818S và 6919S có năng suất đạt cao, từ 72,81 - 74,14 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng từ 9,23 - 10,56 tạ/ha so với giống nền. Giống 6818S đạt cao hơn (7,39 tạ/ha) do kích thước bắp có đường kính và chiều dài lớn hơn nên số hàng/bắp cao hơn giống nền 0,9 hàng, số hạt/hàng cao hơn 1,9 hạt; giống 6919S có số hàng/bắp cao hơn giống nền 0,6 hàng, số hạt/hàng cao hơn 0,5 hạt, cho năng suất thực thu cao hơn 4,69 tạ/ha. “Các giống đa gen ngoài tiết kiệm được chi phí thuốc BVTV, công làm cỏ mà năng suất còn cho cao hơn các giống ngô lai bình thường”, Tiến sĩ Cường nói.

Tính toán thiệt hơn, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương cho hay: Chi phí giống, vật tư, thuốc BVTV của các giống đa gen 6818S và 6919S cao hơn SX các giống ngô lai bình thường 25 triệu đồng/ha, tăng 0,13 triệu đồng/ha do giá giống tăng gấp đôi. Tuy nhiên, chi phí công làm cỏ và thuốc BVTV giảm mạnh. Năng suất thực thu giống 6919S đạt 74,14 tạ/ha, cho tổng thu nhập gần 39,3 triệu đồng/ha, cao hơn SX giống ngô lai bình thường gần 5,6 triệu đồng/ha; lãi ròng đạt gần 14,3 triệu đồng/ha, cao hơn làm giống ngô lai bình thường gần 5,5 triệu đồng/ha.

“Sử dụng giống ngô đa gen 6919S vào SX chi phí đầu vào tăng không đáng kể, nhưng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều, lại sạch sâu đục thân, đục quả; giảm đáng kể thuốc BVTV đồng nghĩa chất lượng nông sản được tăng lên.

Đặc biệt, khi chuyển đổi trồng ngô trên đất lúa thường bị cỏ dại và lúa chét còn lại từ vụ trước mọc chen với ngô, nông dân mất rất nhiều công xử lý cỏ và lúa chét, nhưng nếu làm giống ngô đa gen 6919S chỉ sử dụng 1 lần thuốc cỏ cho cả vụ là ổn”, Tiến sĩ Hồ Huy Cường khẳng định.

“Giống ngô mang đa gen 6919S có thời gian chín trung bình, phù hợp với chân đất phù sa cổ và thời tiết vụ thu đông, phát huy được gen kháng sâu, thuốc trừ cỏ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chúng tôi mong ngành nông nghiệp các địa phương trong khu vực cho đánh giá mở rộng so sánh giống ngô chuyển gen trên các chân đất hiện đang SX ngô trong chính vụ và nhất là trong vụ hè thu trên đất chuyển đổi ở Bình Định và trong vùng duyên hải Nam Trung bộ”, Tiến sĩ Hồ Huy Cường đề xuất.

Theo Đình Vũ/nongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập134
  • Hôm nay31,401
  • Tháng hiện tại898,912
  • Tổng lượt truy cập90,962,305
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây