Đây là các hộ nông dân huyện Châu Thành và Giồng Riềng tham gia Chương trình phát triển các mô hình nuôi thủy đặc sản nước ngọt năm 2017 do Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang triển khai. Mỗi huyện có 3 hộ nông dân tham gia, quy mô ao 300 m2/hộ, thả nuôi 15.000 con cá giống, sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên. Nông dân được trung tâm hỗ trợ 60% chi phí con giống, 30% giá trị vật tư thiết yếu và được tập huấn, hỗ trợ quy trình kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi.
Sau khoảng 4 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng trung bình 18 con/kg, với giá thị trường hiện nay, trung bình mỗi hộ thu lãi 18 triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Ông Hà Văn Bòn Ba, ở xã Giục Tượng, Châu Thành, tham gia mô hình nhận xét: “Cá chạch bùn là đối tượng dễ nuôi, thích nghi rộng với điều kiện môi trường, quy trình nuôi đơn giản, cá ăn thức ăn công nghiệp nên chủ động và tiết kiện thời gian chăm sóc, môi trường nuôi ít bị ô nhiễm, hiệu quả kinh tế mang lại khá cao”.
Các hộ nuôi được cấp chứng nhận VietGAP |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã