Học tập đạo đức HCM

Tôm sinh thái nâng cao vị thế tôm Việt

Thứ năm - 07/12/2017 02:27
Con tôm sinh thái không sợ hạn mặn, cũng không sợ ngọt hóa bất chợt như tôm nuôi công nghiệp. Tôm sinh thái chỉ cần nguồn nước thủy triều tự nhiên, không nhiễm bẩn.

Mô hình nuôi tôm sinh thái xuất hiện ở Cà Mau cách đây chỉ vài năm, nhưng đã nhận được hỗ trợ từ các dự án và các tổ chức quốc tế.

19-50-37_1_nuoi_tom_sinh_thi_theo_mo_hinh_lun_cnh_lu_tom_mng_li_hieu_qu_kinh_te_co
Nuôi tôm sinh thái theo mô hình luân canh lúa - tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: NT

Tỉnh Cà Mau có khoảng 70.000ha rừng ngập mặn tập trung chủ yếu ở các huyện Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển. Trong đó, có 30.000ha nuôi tôm dưới tán rừng. Một số hộ nông dân được lâm trường cấp khoảng 4 - 5ha mặt nước và rừng để nuôi tôm sinh thái. Yêu cầu người đăng ký nuôi tôm sinh thái phải chọn mua con giống thật tốt ở những đơn vị sản xuất tôm uy tín và được kiểm định nghiêm túc. Đến nay, hơn 14.000ha đã được công nhận nuôi tôm sinh thái. Các hộ đăng ký nuôi tôm trên đã được chứng nhận vùng nuôi sinh thái. Đây là chiến lược phát triển để nâng cao vị thế tôm Việt Nam.

Ông Võ Minh Tuấn (huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) cho biết: Nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn là phương pháp nuôi tôm bền vững, hiệu quả ở chỗ giảm chi phí, ít tốn công chăm sóc vì tôm sống trong môi trường tự nhiên. Hơn nữa, ít dịch bệnh, mức độ rủi ro rất thấp, lợi nhuận cao.

19-50-37_2_mo_hinh_rung_lu_mng_li_hieu_qu_ben_vung
Mô hình rừng - tôm mang tính chất bền vững. Ảnh: NT

Đầu ra sản phẩm được dự án MAM phối hợp với Cty CP Thủy sản Minh Phú cam kết thu mua toàn bộ với giá cao hơn giá thị trường khoảng 10 - 15% so với tôm thường. Tôm rất được thị trường ưa chuộng. Thêm một đặc điểm là tôm sống với bản năng tự nhiên nên có nhiều đặc điểm y như tôm tự nhiên. Đến những con nước triều cường, tôm lớn thường “chạy nước”, nghĩa là theo con nước mà đi.

Lãnh đạo Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết: Mô hình mà Minh Phú thực hiện được khởi đầu từ tôm nuôi sinh thái dưới tán rừng phòng hộ ven biển, tiếp đến là tôm - lúa và sau là tôm nuôi công nghiệp. Sở dĩ chọn con tôm sinh thái, tôm hữu cơ là do giá trị cao hơn từ 25 - 30% so với tôm nuôi thông thường. Nuôi trong môi trường sinh thái tự nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể dùng thức ăn hữu cơ để tăng năng suất nhưng không làm giảm đi giá trị của tôm khi chế biến xuất khẩu. Còn nuôi tôm công nghiệp, sẽ chọn nuôi theo mật độ thấp, vừa sức tải môi trường. Nuôi mật độ thấp không chỉ dễ nuôi, giảm nguy cơ dịch bệnh mà suất đầu tư cũng thấp, nông dân sẽ dễ đầu tư.

Về con giống, hiện nay các nước đã sản xuất được con giống kháng bệnh, gồm những bệnh rất nguy hiểm đối với nghề nuôi tôm là: EMS (chết nhanh) và đốm trắng, đang hướng tới kháng cả bệnh chậm lớn. Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn loay hoay với con giống sạch bệnh.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết: Địa phương dự kiến sẽ nâng diện tích tôm sinh thái có chứng chỉ lên 20.000ha vào năm 2020, nhằm nâng cao diện tích rừng ngập mặn được bảo vệ. Hướng đến “một vùng bờ biển sinh thái”, vừa sản xuất tôm có giá trị kinh tế cao, vừa đảm bảo diện tích rừng ngập mặn và chống nước biển dâng cao. Hiện tại, tỉnh Cà Mau tiếp tục xây dựng hoàn thiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

19-50-37_3_nuoi_tom_sinh_thi_to_sn_phm_tom_sch_li_thn_thien_voi_moi_truong
Nuôi tôm sinh thái tạo sản phẩm tôm sạch lại thân thiện với môi trường. Ảnh: NT
19-50-37_4_nuoi_tom_sinh_thi_tn_dung_nhung_dieu_kien_tu_nhien_duoi_tn_rung_phong_ho_ven_bien
Nuôi tôm sinh thái tận dụng những điều kiện tự nhiên dưới tán rừng phòng hộ ven biển. Ảnh: NT
Theo Sở NN-PTNT Cà Mau, Ngân hàng Thế giới đang xem xét có dự án hỗ trợ gần 20 triệu USD để phát triển nuôi tôm sinh thái tại Cà Mau. Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau cũng đang nỗ lực tập huấn, hướng dẫn người dân biện pháp bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống thủy lợi để đáp ứng yêu cầu vùng nuôi. (Ngọc Thắng)
Theo quy hoạch chuyển đổi sản xuất của Cà Mau, hệ thống thủy lợi của tỉnh được phân thành 23 tiểu vùng. Vừa phục vụ cho nuôi trồng thủy sản vừa phục vụ cho sản xuất hệ sinh thái ngọt. Tuy nhiên, từ đó đến nay nguồn vốn triển khai đầu tư khá hạn chế. Hiện tại, chỉ triển khai đầu tư 7 tiểu vùng. Trong đó, đầu tư cơ bản hoàn thành, khép kín được 1 tiểu vùng nhưng cũng chưa thật hoàn chỉnh, do hệ thống kênh thủy lợi nội đồng bên trong vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cấp, thoát nước riêng biệt. (NT)
TRỌNG LINH - TRẦN HIẾU/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập522
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm517
  • Hôm nay73,343
  • Tháng hiện tại778,456
  • Tổng lượt truy cập90,841,849
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây