Trả lời:
Như vậy heo có thể mắc dịch tiêu chảy cấp, đây là bệnh do virus gây nên và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do vậy, cần chú ý về dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng, điều trị triệu chứng và bệnh kế phát.
Phòng, trị bệnh: Trước hết cần vệ sinh chuồng nuôi và môi trường nuôi sạch sẽ. Tẩy uế chuồng nuôi và môi trường nuôi bằng thuốc sát trùng, tẩy 3 - 4 lần/tuần và liên tục 3 tuần liền, giữ chuồng nuôi luôn sạch sẽ, khô ráo, đồng thời giữ ấm cho heo con.
Dùng kháng thể E.coli tiêm cho toàn đàn theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm (tiêm liên tục 3 ngày liền). Chú ý tiêm chế phẩm sắt cho heo con đúng quy định.
Dùng kháng sinh nhằm điều trị vi khuẩn bội nhiễm, có thể dùng một trong các thuốc sau: Florphenicol hoặc Colistil hoặc Quinoline hoặc Thiamphenicol hoặc Enrofloxaxin hoặc Norfloxaxin. Kết hợp dùng thuốc tăng cường sức đề kháng: Vitamin C + B1, cafein. Dùng thuốc chống nôn: Atropinsunfat 0,1%, tiêm cho heo ngày 1 lần theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm. Bổ sung nước và chất điện giải và tăng cường tiêu hóa: Gluco-K, Vitamin C + ADE + men tiêu hóa bằng cách hòa với nước cho heo uống hàng ngày, điều trị liên tục 7 - 10 ngày. Cần chú ý sau khi điều trị khỏi cần tiêm phòng các vaccine phòng bệnh cho cả heo mẹ và heo con đầy đủ.
ThS Nguyễn Ngọc Đức
Điện thoại: 0916 965 688
Email: nguyenngocduc688@gmail.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã