Trả lời:
Bệnh này gây thiệt hại khá lớn cho người chăn nuôi, ở thể cấp tính tỷ lệ chết cao, 70 - 100%. Bệnh thương hàn gà lây theo 2 đường chính là lây gián tiếp do gà mang bệnh bài thải ra ngoài môi trường vào thức ăn, nước uống, chất độn chuồng rồi lây lan cho gà khỏe và lây trực tiếp qua trứng.
Phòng bệnh: Muốn phòng bệnh đạt kết quả tốt thì phải bắt đầu từ khâu ấp trứng, trứng ấp phải được nhập từ những cơ sở không có bệnh. Khi phát hiện bệnh phải cách ly con ốm, về nguyên tắc phải tiêu diệt toàn đàn. Xử lý phân gà, rác chất độn chuồng. Sát trùng chuồng trại, chú ý đến mật độ nuôi hợp lý. Dùng formol để xông lò ấp trứng để tiêu diệt mầm bệnh. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh máng ăn, máng nước, bổ sung các nguyên tố vi lượng, vitamin để tăng sức đề kháng cho gà.
Điều trị: Gà mắc bệnh thương hàn, điều trị thường ít mang lại hiệu quả. Trộn Tetracylin hoặc Oxytetracyclin vào thức ăn, trộn 1 - 2 g với 10 kg thức ăn, cho ăn 5 - 7 ngày. Dùng thuốc Streptomycin để tiêm bắp. Trợ sức và nâng cao thể trạng gà: Ngoài việc sử dụng thuốc trị bệnh thương hàn gà, người nuôi cần bổ sung thêm các chất điện giải, vitamin, men tiêu hóa, khoáng chất để tăng cường sức khỏe cho gà nuôi. Hòa dung dịch B - Complex vào nước cho uống: 50 ml pha với 3 lít nước cho 100 gà uống.
ThS Nguyễn Ngọc Đức
Điện thoại: 0916 965 688
Email: nguyenngocduc688@gmail.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã