Học tập đạo đức HCM

Tinh hoa 'Nhịp cầu nhà nông': Sâu bệnh chính hại cam, quýt

Thứ sáu - 22/01/2021 03:06
Một số đối tượng sâu bệnh hại chính đối với cây cam, quýt là sâu đục cành, sâu vẽ bùa, bệnh vàng lá greening, bệnh thối rễ...

Sâu đục cành

Gây hại khá phổ biến ở một số vùng trồng cam, quýt. Sâu non gây hại trên thân cành, khoét lỗ làm "đường hầm" trong cành, khiến cả cành bị úa vàng, ngừng sinh trưởng. Khi bị nặng, có thể gây chết cành.

Quan sát ở phía ngoài các lỗ đục thấy có phân đùn ra. Sâu non đẫy sức dài khoảng 50 mm, màu vàng ngà. Sâu trưởng thành dạng xén tóc, cơ thể có chiều dài từ 25 - 29 mm, màu xanh đen. Các chân có màu xanh sẫm. Trên đầu có râu dài.

Trưởng thành vũ hoá cuối mùa xuân đầu mùa hè, đẻ trứng rải rác vào các nách cành hoặc kẽ nứt trên vỏ thân cây. Sâu non mới nở gặm ăn phần vỏ cây, sau đó khoét các lỗ đục vào trong cành và gây hại. Vòng đời sâu xén tóc đục thân cành thường kéo dài 1 năm, thời gian sâu non gây hại nặng từ tháng 5 - 11.

Để phòng tránh, cần tăng cường biện pháp đốn tỉa, tạo cây thông thoáng. Quét vôi lên thân cây vừa hạn chế nấm bệnh xâm nhập vừa tạo điều kiện không thuận lợi cho sâu đẻ trứng. Chặt bỏ các cành có sâu non đang gây hại vào tháng 7 - 8.

Sâu vẽ bùa 

Sau khi nở, sâu non đục vào lá và ăn phần thịt lá dưới lớp biểu bì của mặt lá, tạo thành các đường hầm ngoằn ngoèo. Lá non bị hại kém phát triển, cong queo nên khả năng quang hợp kém, làm cây sinh trưởng chậm. Đặc biệt khi vườn cây ở thời kỳ mới trồng và trong giai đoạn kiến thiết cơ bản thì mức độ tác hại lớn hơn vì làm cho cây còi cọc, chậm lớn.

Phòng chống bằng cách theo dõi chặt chẽ các đợt lộc xuất hiện rộ trên vườn quả, đặc biệt các đợt lộc xuân và lộc thu, nhất là các đợt lộc hình thành sau các đợt mưa, sau khi bón phân hoặc sau khi tưới nước.

Sử dụng một số loại thuốc như Decis 50EC nồng độ 0,2%, Sumicidin 50EC 0,2%, Polytrin 50EC 0,2%, lượng phun 600 - 800 lít/ha thuốc đã pha. Cần phòng chống sớm, ngay khi độ dài của lộc khoảng 1 - 2 cm hoặc thấy triệu trứng gây hại đầu tiên của sâu.

Bệnh vàng lá greening

Bệnh gây hại trên tất cả các giống cam, quýt, chanh, bưởi... Mới đầu bệnh hại trên từng cành sau đó lan dần ra cả cây. Lá bị bệnh có mầu vàng loang lổ. Lá nhỏ lại và thường bị lệch tâm.
 

Quả bị bệnh nhỏ, chậm phát triển và cũng bị lệch tâm. Khi bổ quả bị bệnh thường thấy hạt bị lép. Quả từ cây bị bệnh khi chín thường loang lổ màu xanh, vàng xen kẽ. Trong khi quả từ trên các cây không bị bệnh có mầu vàng tươi.

Cây bị bệnh nặng thường thấy hiện tượng ra hoa trái vụ. Các cành lá vàng và khô dần cả cành, rồi khô đi. Chính vì thế nhiều nơi gọi bệnh này là hiện tượng cây khô lá vàng.

Tác nhân gây bệnh do vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra. Bệnh lây lan qua cành chiết và mắt ghép lấy từ cây bị bệnh để nhân giống. Trên đồng ruộng, rầy chổng cánh (Diaphorina citri) là môi giới truyền bệnh từ cây bị bệnh sang cây khoẻ.

Bệnh này cực kỳ nguy hiểm, khó phòng trừ nên phòng chống bằng cách không nhân giống hoặc trồng mới bằng giống lấy cành chiết và mắt ghép từ các cây đã bị bệnh, hay không biết cây có bị bệnh hay không. Trồng mới bằng giống sạch bệnh mua từ các cơ sở nhân giống cây có múi sạch bệnh.

Thường xuyên thăm vườn và đốn tỉa những cây, cành bị vàng lá nghi là nhiễm bệnh vàng lá greening. Phun thuốc trừ rầy chổng cánh môi giới truyền bệnh bằng thuốc hoá học như Trebon 0,1%; Bi 58 là 0,1% và các loại thuốc nội hấp khác. Đặc biệt chú ý phun thuốc trừ rầy ở các đợt lộc như lộc xuân, lộc hè và lộc thu.

Bệnh thối rễ, chảy gôm

Rễ bị thối cả lông hút và vỏ rễ làm cho cây không hút được nước và phân bón. Rễ bị bệnh nặng làm cho lá cây chuyển màu vàng, sau đó bị rụng. Trên thân, cành xuất hiện các vết nứt và kèm theo hiện tường chảy gôm. Bị bệnh nặng phần vỏ quanh thân, cành bị thối, sau đó mục dần vào phần gỗ. Trên quả cũng bị bệnh với triệu chứng thối nâu và quả bị rụng nhiều. Chồi non cũng bị bệnh và thường gây thối chồi. Trong vườn ươm bệnh phổ biến gây thối rễ và chết cây con.

Bệnh do nấm Phytophthora sp. gây ra. Nấm tồn tại trong đất và trên các bộ phận bị hại trên cây. Trời ấm và có nước tự do trên cây và trong đất thuận lợi cho du động bào tử của nấm lây lan và gây bệnh.

Phòng chống bằng cách sử dụng gốc ghép chống bệnh như gốc cây chấp, gốc chanh Volkameriana, gốc cam đắng, cam ba lá...

Xây dựng hệ thống thoát nước và hạn chế nước mưa đọng trên vườn. Tăng cường bón phân hữu cơ để làm giầu vi sinh vật đối kháng (nấm Trichoderma…) nhằm hạn chế sự phát triển của nấm gây bệnh.

https://nongnghiep.vn/tinh-hoa-nhip-cau-nha-nong-sau-benh-chinh-hai-cam-quyt-d149494.html

Theo Vân Đình/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập187
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại711,835
  • Tổng lượt truy cập90,775,228
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây