Trả lời:
Theo mô tả, bồ câu đã mắc bệnh thương hàn. Bệnh thương hàn trên bồ câu chủ yếu do vi khuẩn Salmonella gallinacerum và S. enteritidis gây ra.
Bệnh do vi khuẩn gây ra nên có thể sử dụng kháng sinh để điều trị. Có thể sử dụng một số loại kháng sinh sau: Chloramphenicol liều 50 mg/kg trọng lượng; Thuốc pha với nước theo tỷ lệ 1 thuốc: 10 nước; Hoặc dùng phối hợp Tetracyclin liều 50 mg/kg trọng lượng và Bisepton với liều 50 mg/kg trọng lượng, cho chim uống trực tiếp, liên tục trong 3 - 4 ngày. Kết hợp với Vitamin B1, C, K để bổ trợ cho bồ câu trong quá trình điều trị. Trong quá trình trị bệnh, người nuôi nên cho chim ăn thức ăn mềm dễ tiêu như thức hỗn hợp dạng bột để tránh tổn thương niêm mạc tiêu hóa.
Phòng bệnh: Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh cho chim bồ câu như: Ðảm bảo chuồng nuôi thoáng mát, có ánh nắng chiều vào; Thức ăn phải đủ chất dinh dưỡng, không ẩm mốc; Nước uống phải sạch và được thay thường xuyên; Ðịnh kỳ vệ sinh, sát trùng chuồng trại bằng Formalin 2 - 3%, Iodine 0,5% hoặc Chloramin T 0,5 - 2%... toàn bộ nền và tường chuồng nuôi; Chăm sóc nuôi dưỡng tốt; Ngăn ngừa tiếp xúc với động vật gặm nhấm, gián và các loài chim hoang dã; Thường xuyên tiêm chủng chống lại vi khuẩn Salmonella; Bổ sung Vitamin C, chất bổ trợ để tăng sức đề kháng, giảm stress và tạo miễn dịch tốt cho bồ câu nuôi.
Theo Ban KHKT/nguoichanuoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã