Trả lời:
Theo mô tả, gà có thể đã mắc bệnh tụ huyết trùng. Trước khi gà chết, có thể quan sát thấy: Cánh gà hơi sã xuống, mào tím, diều căng, chảy nước mắt, mũi, sưng mắt và thở khó. Nếu mổ khám thấy gà bị xuất huyết đỏ phủ tạng, da tím từng mảng, thịt đỏ sẫm, phổi sưng, gan tím có các nốt hoại tử trắng lấm tấm như đầu đinh ghim. Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, chúng có trong thức ăn, nước uống mà gà ăn phải. Ðây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gà, vịt, ngan... Gà thường mắc bệnh ở thể cấp tính. Vi khuẩn này tồn tại trong tự nhiên nhất là các vùng ao tù, nước đọng, có khi ngay cả trong cơ thể gia cầm khỏe mạnh, đặc biệt là gia cầm nuôi thả. Khi sức đề kháng của gà bị giảm thì bệnh phát sinh.
Gà bị bệnh do thả chung đàn gà khỏe với gà ốm. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gà qua hít thở không khí hoặc ăn uống phải mầm bệnh có trong tự nhiên.
Hiện nay, có một số loại thuốc chuyên biệt có công dụng điều trị bệnh tụ huyết trùng khá hiệu quả như: Enrofloxaxin, Streptomycin, Neomycin, Genta-tylo, Ampicillin… Dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Hoặc có thể sử dụng thuốc Sulphaquinoxolone hay Tetracyclin để trộn vào thức ăn hoặc nước uống. Bên cạnh đó, giai đoạn gà mắc bệnh, việc tăng sức đề kháng cũng là cách giúp gà sớm khỏi bệnh nhất. Do đó, cần bổ sung thêm Vitamin C, chất điện giải, B - Complex trong chế độ ăn của gà.
Ðể phòng bệnh, cần làm tốt khâu vệ sinh, nuôi dưỡng, đảm bảo thức ăn nước uống đầy đủ và sạch giúp gà có sức chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh. Nếu thấy gà có dấu hiệu nhiễm bệnh cần cách ly ngay để điều trị hoặc xử lý. Phòng bằng vaccine: Có 2 loại, vaccine nhược độc dùng để pha vào nước uống, vaccine nhũ dầu dùng để tiêm dưới da. Khi gà con được trên 30 ngày tuổi tiêm một lần vaccine nhũ dầu với liều lượng 0,5 - 1 ml/con. Sau 4 - 6 tháng tiêm nhắc lại lần 2, gà đẻ tiêm 2 lần/năm.
Theo Ban KHKT/nguoichannuoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã