Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nhân cách con người để văn hóa thực sự là nền tảng xã hội

Thứ hai - 19/05/2014 04:18
Trong xây dựng văn hóa phải lấy xây dựng, phát triển con người có nhân cách, đạo đức, có lối sống tốt đẹp làm trọng tâm- trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị Trung ương 9.
 
GS.TS Trần Văn Bính.

GS.TS Trần Văn Bính, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển (Học viện Chính trị quốc gia HCM), luôn quan tâm đến văn hóa - sức mạnh mềm để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Dưới đây là cuộc trao đổi giữa GS và Báo điện tử Chính phủ về chủ đề xây dựng nền văn hóa dân tộc vừa được Hội nghị Trung ương 9 thảo luận.

 

Thưa ông, cách đây ít lâu tại Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII do Ban Bí thư tổ chức, ông có phát biểu rằng: Văn hóa còn thì dân tộc còn…

GS.TS Trần Văn Bính: Tôi cũng muốn nhắc lại một triết lý của nhà văn Nga Maxim Gorky: “Đối với tôi lời kêu gọi khi tổ quốc lâm nguy không nguy hiểm và đáng sợ hơn lời kêu gọi khi các quốc gia văn hóa lâm nguy”. Điều đó có nghĩa là khi văn hóa lâm nguy, đất nước dứt khoát sẽ lâm nguy. Vì khi đó sức mạnh, giá trị tinh thần không còn, tình thương yêu gắn kết giữa con người với con người không còn, một cuộc sống như vậy sẽ là một cuộc sống không phát triển, không tồn tại được trong lịch sử.

Trở lại với Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII, thực chất mà nói việc chú trọng xây dựng nhân tố con người cũng đã được đặt ra. Trong đó con người đã được đề cao bằng những nội dung rất rõ, phương thức thực hiện rõ. Đơn cử như tập trung xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống… Thậm chí còn đặt vấn đề các cấp ủy những người phụ trách chính phải đi đầu trong vấn đề phê bình và tự phê bình. Chỉ có điều áp dụng vào thực tế thì triển khai không đến nơi đến chốn, thực hiện một cách hình thức, không chú trọng vào nội dung… Chính vì thế mà càng ngày người ta càng cảm thấy lo ngại trước những biểu hiện về sự xuống cấp của những giá trị sống, giá trị đạo đức trong xã hội.

Vậy ở thời điểm này, phải làm thế thế nào để tập hợp cũng như phát huy tốt nhất, hiệu quả nhất sức mạnh mềm từ văn hóa trong cuộc đấu tranh khẳng định chủ quyền lãnh thổ, thưa ông?

GS.TS Trần Văn Bính:  Sức mạnh mềm của văn hóa được xác định là rất quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Giờ đây, nó càng quan trọng trước những thách thức lớn của lịch sử, khi vấn đề Biển Đông đang sôi sục, dậy sóng hơn lúc nào hết. Nếu chúng ta tổng kết lịch sử phát triển dân tộc của ta mấy ngàn năm thì văn hóa luôn đi song hành với các cuộc chiến đấu để bảo vệ nền tự chủ của đất nước. Nổi bật trong các giá trị văn hóa ấy chính là chủ nghĩa yêu nước, mà tinh thần đồng lòng là linh hồn, cốt lõi của nền văn hóa của Việt Nam.

Khi nói sức mạnh cứng là nói tới sự phát triển của kinh tế, kỹ thuật- sức mạnh của vật chất mà người ta có thể cân đo đong đếm được. Nhưng khi nói sức mạnh mềm tức là sức mạnh nội sinh của những giá trị tinh thần, của giá trị lòng người, sức mạnh của những giá trị đạo đức, phẩm hạnh của con người, triết lý sống của con người… thì không thể cân đo đong đếm được. Gần đây thế giới bắt đầu nói nhiều đến sức mạnh mềm của các quốc gia, của các dân tộc. Đúc kết từ những nghiên cứu văn hóa, tôi tâm đắc với điều này: Trước sức mạnh của kẻ cường bạo, chúng ta phải ngẩng cao đầu; trước sức mạnh của một trí tuệ lớn mạnh, chúng ta cúi đầu; trước sức mạnh của một trái tim nhân ái, chúng ta quỳ gối… Hai sức mạnh sau chính là sức mạnh của văn hóa, có sức khuất phục và có sự chinh phục.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần thấy là sức mạnh mềm không tồn tại tách rời khỏi sức mạnh cứng, mà trái lại, hai sức manh ấy bổ trợ cho nhau, cùng nhau tạo tiềm lực để thúc đẩy xã hội phát triển, cũng như trong đấu tranh bảo vệ nền độc lập, chủ quyền dân tộc.

Những thay đổi to lớn, sâu sắc về kinh tế; yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; những biến đổi to lớn trong các tầng lớp dân cư về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; yêu cầu xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam trong nhiều năm tiếp theo đòi hỏi Đảng ta ban hành nghị quyết mới về văn hoá.

Nghị quyết thể hiện rõ, sâu sắc các chủ trương và quan điểm chỉ đạo: văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội; là mục tiêu, động lực và nguồn lực nội sinh quan trọng của sự phát triển bền vững đất nước; nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng tiêu biểu là dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; trong xây dựng văn hoá, lấy chăm lo thường xuyên việc xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, lành mạnh làm cốt lõi, trọng tâm; xây dựng môi trường văn hoá một cách đồng bộ, trong đó có vai trò rất quan trọng của gia đình và cộng đồng, văn hoá trong chính trị, văn hoá trong kinh tế; xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ giữ vai trò quan trọng; là sự nghiệp lâu dài cần được tiến hành đồng bộ, sáng tạo và kiên trì. (trích Thông báo Hội nghị Trung ương 9)

Để sức mạnh nội sinh của dân tộc ngày càng được củng cố, theo ông chiến lược phát triển văn hóa tới đây cần phải điều chỉnh ra sao, cần chọn khâu nào để đột phá?

 GS.TS Trần Văn Bính: Khi Đảng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần, là động lực để phát triển xã hội tức là chúng ta đã nhìn thấy rõ sức mạnh nội sinh của văn hóa rồi. Chúng ta cũng nghe nói, nền kinh tế trí thức sắp tới sẽ là nền kinh tế chủ đạo. Chỗ này cần hiểu vì sao gọi là nền kinh tế trí thức? Bởi vì toàn bộ bộ máy tinh tế đó không thể vận hành trên sức mạnh cơ bắp của con người, mà chủ yếu là từ trí tuệ của con người, từ tinh thần của con người. Và sức mạnh của kinh tế trí thức thật ra là giá trị của văn hóa.

Tại Hội nghị Tổng kết 15 năm Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII chúng ta cũng đặt ra vấn đề cần điều chỉnh hoặc có một nghị quyết mới bổ sung cho nghị quyết cũ. Do đó, theo tôi, việc củng cố nền tảng văn hóa lần này nên tập trung bàn về xây dựng nhân cách của con người trong phát triển xã hội. Bây giờ trong thực tế đang tồn tại hiện tượng con người phi nhân cách, tham lam vô độ, vô trách nhiệm, vô cảm… nên không thể gọi đó là con người văn hóa được.

Nhìn rộng ra thì xây dựng và phát triển văn hóa, không nên hiểu một cách máy móc là công việc của riêng ngành văn hóa. Thực ra trong bộ máy chính phủ, không chỉ chỉ có một Bộ Văn hóa mà phải hiểu có bao nhiêu bộ, ngành thì cũng có bấy nhiêu bộ liên quan đến vấn đề văn hóa.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Thắng Hương (thực hiện)

Nguồn: chinhphu.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập218
  • Hôm nay41,353
  • Tháng hiện tại699,422
  • Tổng lượt truy cập90,762,815
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây