Học tập đạo đức HCM

Yếu tố văn hóa trong xây dựng nông thôn mới (Bài 2): Những vấn đề đặt ra

Thứ tư - 09/07/2014 23:55
Thực tế cho thấy, việc thực hiện tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới (NTM) chưa được quan tâm đúng mức khi mà các địa phương phải tập trung ưu tiên hoàn thành các tiêu chí về kinh tế và cơ sở hạ tầng. Nhiều địa phương đang phải nỗ lực duy trì các danh hiệu văn hóa khi có nhiều người vi phạm pháp luật, có người sinh con thứ ba...


Bài 1 Phát huy giá trị văn hóa

Khó về nguồn lực

Theo số liệu thống kê của Sở VH-TT&DL, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh chỉ mới có 20/262 xã đạt tiêu chí số 6 (cơ sở vật chất văn hóa) và 64/262 xã đạt tiêu chí số 16 (thôn, bản đạt chuẩn làng văn hóa). Hiện vẫn còn 26 xã chưa có hội trường đa năng, 142 xã có hội trường đa năng nhưng chưa đạt chuẩn của Bộ VH-TT&DL. Riêng khu thể thao xã vẫn có 12 xã chưa có và 151 xã có nhưng chưa đạt chuẩn. Mặc dù phần đa các xã, thôn đều đã có quy hoạch và cắm mốc cho những công trình NTM, nhưng do kinh phí đầu tư theo tiêu chí số 6 khá lớn, đặc biệt là nhà văn hóa đa chức năng của xã nên nhiều địa phương hiện nay vẫn chưa tìm được nguồn lực để xây dựng.

Yếu tố văn hóa trong xây dựng nông thôn mới (Bài 2): Những vấn đề đặt ra
Xây dựng các tiêu chí văn hóa vừa đảm bảo tiêu chuẩn NTM hiện đại, vừa giữ gìn được nét văn hóa truyền thống tốt đẹp ở làng quê là mục tiêu mà các địa phương đều hướng tới.

Ở cấp thôn, xóm, hầu hết đã có nhà văn hóa nhưng do xây dựng trước nên hiện nay không đảm bảo về diện tích, hệ thống trang thiết bị bên trong như: số ghế, hệ thống loa máy, phông màn cũ và hư hỏng… Một số địa phương đã linh động huy động xã hội hóa để mua sắm trang thiết bị văn hóa phục vụ sinh hoạt cộng đồng nhưng con số này chưa đáng kể. Những bộ loa máy kém chất lượng, gần như đã hết hạn sử dụng vẫn được dùng trong các sinh hoạt cộng đồng; những tủ sách, thư viện bị bỏ trống… là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng trong việc xây dựng môi trường văn hóa nông thôn.

Một khó khăn trong xây dựng nhà văn hóa thôn hiện nay là sau khi sáp nhập thôn xóm, các xã đều dôi dư nhà văn hóa thôn (nhiều thôn có đến 2, 3 nhà văn hóa) nhưng không nhà nào đảm bảo tiêu chuẩn. Ví như ở xã Tiên Điền (Nghi Xuân), nhà văn hóa thôn An Mỹ (trước khi sáp nhập là thôn Tiền Chương), đầu năm 2012 được xây mới đạt chuẩn nhưng đến cuối năm 2012, sau khi sáp nhập, quy mô dân số đông hơn nên nhà văn hóa mới xây mặc dù khang trang nhưng vẫn không đảm bảo tiêu chuẩn. Còn xã Xuân Mỹ, sau khi sáp nhập thôn, toàn xã thừa tới 5 nhà văn hóa và hiện chỉ được sử dụng vào mục đích họp tổ dân cư. Ông Nguyễn Xuân Trường - công chức văn hóa xã Xuân Mỹ chia sẻ: “Nếu các nhà văn hóa thôn này được hóa giá, bán để lấy kinh phí xây mới hoặc nâng cấp nhà văn hóa thôn khác thì sẽ hay hơn nhiều thay vì bỏ không hoặc sử dụng không đúng mục đích”.

Bên cạnh thiết chế văn hóa, việc xây dựng các khu thể thao cũng đang đặt ra nhiều khó khăn cho các địa phương. Hiện nay, nhìn chung, các xã đều có sân bóng đá, bóng chuyền; các nhà văn hóa thôn đều có sân bóng chuyền, sân bóng đá mini, sân tập thể thao nhưng nhỏ hẹp và đơn giản. Toàn tỉnh mới chỉ có 64 khu thể thao xã đạt chuẩn, 501 khu thể thao thôn đạt chuẩn. Điều này cho thấy, các địa phương cũng không đặt mục này vào ưu tiên đầu tư xây dựng hoặc chưa có điều kiện để ưu tiên.

Làng văn hóa - tiêu chí khó giữ

Trong quá trình tìm hiểu về việc thực hiện tiêu chí số 16, nhiều địa phương chia sẻ đây là một tiêu chí “mềm”, việc đạt được tiêu chí này không quá khó như tiêu chí số 6, nhưng việc giữ vững được tiêu chí này lại là thách thức lớn. Anh Trần Văn Hiệu - cán bộ Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và Gia đình (Sở VH-TT&DL) cho biết: “Trong tiêu chuẩn làng văn hóa quy định thôn, xóm, tổ dân phố không có cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên, không có người vi phạm pháp luật trong năm thì mới đạt làng văn hóa. Vậy nên, có một số địa phương tuy trước đó đã đạt được danh hiệu này nhưng khi rà soát lại thì không giữ được danh hiệu do có người vi phạm”.

Yếu tố văn hóa trong xây dựng nông thôn mới (Bài 2): Những vấn đề đặt ra
Lễ cắt băng khánh thành nhà văn hóa thôn An Lộc (Thạch Châu, Lộc Hà)

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh mới chỉ có 980/2.157 làng văn hóa (đạt tỷ lệ 45,4%). Rõ ràng, đây là thách thức không nhỏ trong công cuộc xây dựng NTM. Nếu các địa phương không tích cực phấn đấu thì tiêu chí làng văn hóa rất khó đạt. Ngược lại, nếu không làm thực chất mà chạy theo thành tích thì việc công nhận danh hiệu làng, khu dân cư văn hóa sẽ rơi vào tình trạng hình thức, chiếu lệ và dễ bị tước danh hiệu.

Xây dựng các tiêu chí văn hóa vừa đảm bảo tiêu chuẩn NTM hiện đại, vừa giữ gìn được nét văn hóa truyền thống tốt đẹp ở làng quê là mục tiêu mà các địa phương đều hướng tới. Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất văn hóa mới chỉ là cái “vỏ”, còn để tạo “ruột” bên trong, các địa phương cần phải nỗ lực hơn nữa để xác lập các giá trị văn hóa tinh thần. Trong việc xây dựng làng văn hóa, cần xây dựng được mối đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Để duy trì truyền thống văn hóa tốt đẹp của làng mình, các địa phương đều xây dựng hương ước riêng. Trong hương ước thường coi trọng quan hệ họ tộc, xóm giềng, tôn ti trật tự trong làng, coi trọng người cao tuổi, sống quần tụ trong các thôn xóm, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất và trong cuộc sống… Hương ước góp phần bồi đắp, khơi gợi tinh thần, ý thức tự giác và sự đồng lòng của người dân trong xây dựng NTM.

Chú trọng xây dựng con người văn hóa

Để tạo dựng mối đoàn kết trong cộng đồng dân cư, các địa phương cần quan tâm phát triển các phong trào văn hóa văn nghệ, TDTT. Qua phong trào văn hóa quần chúng sẽ khơi gợi tinh thần yêu làng xóm, quê hương, đất nước, từ đó, tạo hiệu ứng tốt huy động nguồn lực xã hội hóa để xây dựng các thiết chế văn hóa. Xây dựng văn hóa không phải là nhiệm vụ của một cá nhân hay một tổ chức, đó là nhiệm vụ của toàn xã hội. Bởi vậy, các tổ chức đoàn thể từ đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân đến hội cựu chiến binh… tất cả đều phải chung sức để xây dựng.

Yếu tố văn hóa trong xây dựng nông thôn mới (Bài 2): Những vấn đề đặt ra
Trường Mầm non Tùng Lộc được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu nuôi dạy con em trên địa bàn.

Hiện nay, có một bộ phận người trẻ đi học tập và làm ăn xa đang dần xa rời, phai nhạt các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của làng quê. Họ sa vào lối sống không lành mạnh, thậm chí, vi phạm pháp luật… Bởi vậy, quan tâm giáo dục, khơi dậy tình yêu quê hương, làng xóm trong giới trẻ là việc cần được quan tâm đúng mức.

Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển. Nếu chúng ta chỉ chú ý xây dựng bộ mặt nông thôn như đường sá, nhà cửa, cơ sở vật chất… ngày càng khang trang hơn mà không coi trọng việc xây dựng con người, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân thì khó có một NTM đúng nghĩa. NTM có hiện đại đến đâu vẫn cần giữ được cái hồn và cốt cách của nông thôn Việt Nam, giữ gìn các giá trị, bản sắc văn hóa và nét đặc thù của từng vùng, miền. Bởi vậy, tập trung nguồn lực, có kế hoạch dài hơi để thực hiện tốt các tiêu chí văn hóa trong xây dựng NTM là việc làm cấp bách, cần sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân.

Phan Trâm - Mai Phương
Nguồn baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập243
  • Máy chủ tìm kiếm45
  • Khách viếng thăm198
  • Hôm nay40,887
  • Tháng hiện tại698,956
  • Tổng lượt truy cập90,762,349
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây