Đề án này nhằm đáp ứng nhu cầu thịt bò ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu; khai thác hiệu quả tiềm năng của vùng đất Tây Nguyên, mang lại hiệu quả sản xuất cho vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; góp phần giảm nghèo bền vững; giải quyết việc làm, tăng tăng thêm thu nhập cho nhiều nông hộ; tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận khoa học kỹ thuật chăn nuôi bò thịt, thay đổi phương thức và cách sản xuất. Bên cạnh đó, tận dụng hiệu quả các phụ phẩm nông công nghiệp sau khi thu hoạch như rơm rạ, bắp, thân lá đậu, hạt bông…, đây còn là nguồn cung cấp phân bón hữu cơ, giảm chi phí phân bón trong trồng trọt, tăng độ mùn nâng cao chất lượng đất canh tác.
Hiện nay tổng đàn bò toàn tỉnh Đắk Nông có hơn 23 nghìn con, tỷ lệ bò lai tăng lên 25%, đàn bò lai có tỉ lệ máu lai thấp dưới 50%, chưa đáp ứng được nhu cầu bò thịt chất lượng của thị trường, không mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi. Theo Đề án, đến năm 2015, cần thêm 163 con bò đực giống Brahman đỏ thay thế bò đực địa phương, nâng tổng đàn bò toàn tỉnh đạt 45 nghìn con, trong đó 40-50% là bò chất lượng cao giống bò Brahman. Năm 2020, dự kiến toàn tỉnh sẽ có trên 70 nghìn con bò thịt, trong đó nuôi trang trại chiếm 60% và đàn bò giống chất lượng cao chiếm 70% tổng đàn. Hội thảo đã tập trung vào việc phát triển đồng cỏ hỗn hợp năng suất cao; thành lập hệ thống phối thụ tinh nhân tạo; nâng cao trình độ kỹ thuật cho cán bộ, người chăn nuôi; phát triển chăn nuôi bò theo nhóm, hợp tác xã; khuyến khích hộ dân nuôi theo hướng trang trại, hỗ trợ chi phí nhập giống, thuốc men, kỹ thuật…đặc biệt hỗ trợ quảng bá, giới thiệu bò thịt thương phẩm tại các thị trường tiêu thu trong và ngoài nước. Sau năm 2017, cơ bản đàn bò thịt toàn tỉnh đã được lai tạo giống Brahman đỏ với tổng chi phí ngân sách nhà nước thực hiện dự án tại các huyện Cư Jút, Đắk Mil, Đắk G’long, Tuy Đức và các huyện còn lại gần 40 tỷ đồng. Còn tổng dự án gần 1 nghìn tỷ đồng.
Riêng tại huyện Cư Jút trong giai đoạn 2009-2012 thí điểm triển khai dự án cải tiến nâng cao chất lượng giống bò thịt từ 63 con bò đực giống Brahman, với tổng vốn hơn 3,7 tỷ đồng; đã phối được gần 1.400 lượt con bò cái nền và sinh được gần 1 nghìn con bê lai đã cho thấy hiệu quả kinh tế nuôi bò giống lai so với bò giống vàng thông thường./. | ||
| ||
(Theo TTXVN) |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã