Học tập đạo đức HCM

Phát triển du lịch làng nghề: Thiếu chiến lược dài hơi

Chủ nhật - 30/09/2012 08:32
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, hiện Việt Nam có 3.000 làng nghề, trong đó 400 làng nghề truyền thống với nhiều sản phẩm thủ công độc đáo. Nhưng việc xây dựng khai thác du lịch làng nghề chưa xứng với tiềm năng vốn có do thiếu chiến lược phát triển dài hơi.
Theo bà Đào Thu Vịnh, Phó Giám đốc Sở Công Thương, Hà Nội có 272 làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống, rất thuận lợi cho các công ty lữ hành đầu tư, xây dựng những tour, tuyến du lịch. Tuy nhiên, ngoại trừ một số làng nghề được điểm tên như Bát Tràng, Vạn Phúc..., nhiều  làng nghề khác bị bỏ quên. Thậm chí, một số cụm làng nghề như: Mây tre đan ở Chương Mỹ, khảm trai Chuyên Mỹ, thêu Quất Động, nón làng Chuông, sơn mài Hạ Thái... đã được UBND TP Hà Nội đầu tư phát triển du lịch từ những năm 2003 - 2004, có tên trong tour của các hãng lữ hành, song lượng khách tham gia tour tham quan làng nghề khá thưa thớt.
 
Khách du lịch mua sản phẩm lưu niệm của làng nghề Bát Tràng. Ảnh: Hoài Nam
 
Nhiều chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính khiến du lịch làng nghề chưa phát triển do chưa được quan tâm đầu tư đúng mức và do các làng nghề đều tập trung vào sản xuất hàng hóa thuần túy, chưa gắn kết với du lịch. Tại không ít điểm du lịch làng nghề, du khách không muốn đến lần hai, vì đến đâu cũng thấy những quà lưu niệm như vòng đeo tay, dây đeo giống hệt nhau. Bên cạnh đó, tình trạng người dân thiếu kiến thức về du lịch, không được học cách tiếp khách du lịch và không biết ngoại ngữ cũng là một vấn đề nan giải, cần sớm khắc phục.
Ông Hoàng Hoa Quân, Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) cho rằng, để phát triển loại hình du lịch này, Nhà nước cần tập trung đầu tư hạ tầng từ các nguồn vốn khác nhau, nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế du lịch tại các vùng có làng nghề truyền thống; Xây dựng các khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, sản xuất thử nghiệm cho khách tự tham gia. Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Diệp Kỉnh Tần, hiện làng nghề do Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương cùng phụ trách, nhưng về lâu dài nên giao cho Bộ VHTT&DL quản lý, bởi sản phẩm làng nghề chủ yếu phục vụ cho du lịch. Trước mắt, các địa phương có làng nghề cần tập trung vào những sản phẩm chủ lực, "làm điểm" để tạo ra những sản phẩm làng nghề mang thương hiệu quốc gia, sau đó nhân rộng mô hình trên toàn quốc; Doanh nghiệp du lịch sớm  hợp tác với các làng nghề xây dựng điểm đến trong các tour của mình.
Để tạo được mối liên kết lâu dài và hiệu quả, các ngành chức năng cần đẩy mạnh việc quy hoạch, xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn với làng nghề một cách hợp lý, hỗ trợ làng nghề khôi phục, phát triển các nghề truyền thống. Bên cạnh đó, ngành du lịch tập trung tổ chức quảng bá về các làng nghề, sản phẩm làng nghề và các nghệ nhân của làng nghề nằm trong các tuyến du lịch.

 
Lê Nam
Nguồn:ktdt.com.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập996
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại780,233
  • Tổng lượt truy cập93,157,897
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây