Học tập đạo đức HCM

Sửa chính sách, thúc đẩy cho vay tam nông

Thứ sáu - 22/08/2014 03:29
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến các bộ, ngành để hoàn thiện Dự thảo Nghị định 41/2010/NĐ-CP (Nghị định 41) về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn sửa đổi theo hướng nới rộng hơn điều kiện cho vay.
Mở rộng đối tượng cho vay

Sau 3 năm thực hiện Nghị định 41, những hạn chế, bất cập đã lộ dần, nhất là trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp phải hướng đến quy mô lớn. Một trong những vấn đề nông dân vay vốn quan tâm thời gian qua và mong được điều chỉnh là sự khác nhau giữa Nghị định 41 và Nghị định 61/2010/NĐ-CP (Nghị định 61) quy định khu vực nông thôn. Theo Nghị định 61, quy định vùng nông thôn rộng hơn, chỉ trừ phường thuộc thị xã, thành phố; nhưng theo Nghị định 41 vùng nông thôn chỉ gồm cấp xã, không gồm thị trấn.

“Các đối tượng là các hộ nông dân, chủ trang trại được hưởng chính sách của Nghị định 41 phải cư trú và có cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn. Tuy nhiên, có nhiều đơn vị là thị trấn, nhưng về bản chất thì các thị trấn này vẫn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Do vậy, còn có đối tượng sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực tam nông chưa được hưởng theo Nghị định 41. Đề nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng xem xét bổ sung đối tượng được hưởng chính sách này”, ông Nguyễn Thanh Long, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nam Định, kiến nghị.

Nhiều ý kiến đóng góp cho Nghị định 41 sửa đổi cũng đề nghị bổ sung: cá nhân, hộ gia đình cư trú trên địa bàn nông thôn, thị xã, thị trấn… có hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp đều được vay vốn.

Nới điều kiện cho vay

Một vấn đề khác được đặc biệt quan tâm là cơ chế bảo đảm tiền vay của cả ngân hàng và khách hàng.

Theo NHNN thì khả năng dự thảo Nghị định 41 sửa đổi vẫn bảo lưu quy định: khách hàng vay không có tài sản bảo đảm phải nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc được UBND cấp xã xác nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp, trên thực tế gây nhiều khó khăn đối với những cá nhân, hộ gia đình vay nhỏ lẻ để tiêu dùng hay vay để phát triển sản xuất, ngành nghề... Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi, bởi phía người nông dân vay vốn thì cho rằng, ngân hàng giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chẳng khác nào cho vay có tài sản bảo đảm, cho vay thế chấp.

Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 (Khoản 16, Điều 13), Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, đất ở, tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. Mặt khác, theo quy định của Bộ luật Dân sự (Điều 163, Điều 322) thì quyền sử dụng đất được coi là một loại tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Do vậy, việc quy định cho vay không có tài sản bảo đảm nhưng lại yêu cầu phải nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy xác nhận chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (chính là tài sản bảo đảm) là mâu thuẫn và chưa phù hợp.

Tuy nhiên, lập luận từ phía các ngân hàng cho rằng, bao giờ họ cho vay cũng phải cầm đằng chuôi. Nếu ngân hàng không giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy xác nhận chưa được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất thì sau khi khách hàng vay vốn ở ngân hàng này có thể sử dụng giấy tờ trên để vay vốn ở nơi khác sẽ khó kiểm soát khách hàng. Ngoài ra, còn chưa kể hiện tượng người dân cho mượn sổ đỏ đang diễn ra ở nhiều vùng nông thôn hiện nay.

Về mức cho vay, nếu như Nghị định 41 hiện hành quy định 3 mức vay 50 triệu đồng, 300 triệu đồng và 500 triệu đồng thì dự thảo mới giữ nguyên mức 50 triệu đồng để đáp ứng nhiều đối tượng vay. Tuy nhiên, dự thảo Nghị định 41 sửa đổi có đưa ra một số mức cho vay tới 1 tỷ đồng và 2 tỷ đồng cho đối tượng là chủ trang trại, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã.
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập65
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm63
  • Hôm nay26,969
  • Tháng hiện tại581,019
  • Tổng lượt truy cập83,637,014
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây