Học tập đạo đức HCM

Tiết kiệm chi để lo cho dân

Thứ năm - 01/11/2012 20:59
Hôm qua, Quốc hội tiếp tục làm việc tại hội trường, thảo luận các vấn đề kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013. Qua hai ngày thảo luận đã có hàng trăm ý kiến giải trình, tiếp thu, kiến nghị các giải pháp để kinh tế phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng. Cũng hôm qua, Chính phủ đã chính thức đề nghị sẽ tăng lương cơ bản vào đầu tháng 7 năm 2013. Sáng qua, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã nói rõ thêm một số vấn đề về Thuỷ điện Sông Tranh 2.

 
Nông nghiệp - nông thôn - nông dân, cần được đầu tư mạnh để phát triển
Ảnh: Quang Hà
Lương sẽ tăng từ 1-7 năm sau
 
Điều đó đã được Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ khẳng định tại diễn đàn QH trong phiên thảo luận KT-XH vào sáng qua. Theo Bộ trưởng, tăng lương theo lộ trình không chỉ là mong muốn của người hưởng lương, mà còn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc cũng như các vị ĐBQH. Tiếp thu ý kiến của ĐBQH trong phiên thảo luận tổ cách đây ít hôm cũng như trong phiên thảo luận hội trường vào chiều ngày 30-10, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết: Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, báo cáo QH, dự kiến trình QH xem xét quyết định phương án tăng lương ngay trong khi xem xét quyết định dự toán ngân sách năm 2013 tại kỳ họp này. Tổng số kinh phí cần là khoảng 20.700 tỷ đồng tức là khoảng 1 tỷ USD, trong đó ngân sách trung ương phải lo 18.400 tỷ và ngân sách địa phương phải lo 3.300 tỷ đồng.
 
Giải trình thêm về tiền lương và chính sách liên quan đến chế độ tiền lương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình nói: Đề án cải cách lương mang tính chất tương đối toàn diện và đồng bộ, từ chính sách tiền lương đến bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công, từ mức lương tối thiểu đến mối quan hệ giữa mức lương tối thiểu, trung bình, tối đa, từ thang lương, bảng lương đến chế độ phụ cấp trợ cấp. Ban Chỉ đạo tiền lương  nhà nước cố gắng thực hiện để có thể báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ, báo cáo Bộ Chính trị, và báo cáo Ban chấp hành Trung ương đúng theo kế hoạch đã đề ra. 
 
Đã chặn được đà "vàng hoá” nền kinh tế?
 
Câu chuyện của vàng mang thương hiệu SJC một lần nữa lại nóng trong nghị trường sáng qua. 
Trước đánh giá của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình về việc "cơ chế quản lý vàng bước đầu đã mang lại kết quả cực kỳ quan trọng”,  ĐB Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa – Vũng Tàu) bày tỏ băn khoăn khi cho rằng: Kinh doanh vàng chưa mang lại hiệu quả và chưa đạt được mục tiêu đưa giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới. Bên cạnh đó, từ khi thực hiện chính sách đã gây tổn thất không nhỏ cho doanh nghiệp kinh doanh vàng, cho người dân phải bù tiền để chuyển đổi. Còn doanh nghiệp nào được chuyển đổi thì thu lợi rất lớn.
 
 
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ trong phiên thảo luận KT-XH
Ảnh: Hoàng Long
 
Giải trình trước QH, Thống đốc NHNN đã nhận trách nhiệm về việc không làm tốt thông tin truyền thông để phổ biến kịp thời những nội dung về chủ trương chính sách của Nhà nước trong vấn đề quản lý thị trường vàng, do đó còn nhiều thông tin chưa đầy đủ và chính xác, gây nên những cách hiểu không đúng và bất ổn trên thị trường. Và "Nhà nước không bắt buộc phải chuyển đổi từ mác vàng miếng này sang mác vàng miếng khác” – ông Bình khẳng định. Tuy nhiên, Thống đốc cũng cho biết, thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, kiên quyết chống "đô la hóa” và chống "vàng hóa”. Đề án chống "vàng hóa” của NHNN có hai mục tiêu chính. Mục tiêu thứ nhất là làm sao cho biến động của giá vàng không làm ảnh hưởng đến tỷ giá, do vậy, không thể làm ảnh hưởng đến lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Mục tiêu thứ hai là làm sao ngăn chặn đẩy lùi tình trạng "vàng hóa” trong nền kinh tế và có thể huy động ngược trở lại nguồn vốn này cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
 
Chiến lược giảm nghèo vẫn còn hạn chế
 
Hạn chế ấy đã được ĐB Thân Văn Khoa (Bắc Giang) chỉ ra, đó là  hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực đầu tư cho các chính sách an sinh xã hội. ĐB này dẫn chứng: Qua khảo sát cho thấy trung bình các công trình cung cấp nước sạch tập trung tại một số địa phương có những địa phương chỉ đạt 55 - 56% công suất thiết kế. Nhiều công trình vừa đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng, có những công trình đầu tư 10 tỷ đồng nhưng kéo dài hàng chục năm mà vẫn không được bàn giao…
 
Cũng đề cập vấn đề này, ĐB Lò Văn Muôn (Điện Biên) nêu một thực trạng khác, đó là việc xác định các đối tượng hộ nghèo có sai sót. "Những sai sót này đang gây nên nhiều hệ lụy mà chúng ta không thể lường hết được. Lo nhất là việc thực hiện chính sách sẽ không công bằng, sinh ra dị nghị trong nhân dân, trong cộng đồng, sinh ra mất đoàn kết, làm xói mòn lòng tin. Đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc việc gây dựng lòng tin đối với một chủ trương, chính sách mới trong đồng bào đã rất khó khăn, để lấy lại lòng tin khi đã bị mất còn khó khăn hơn gấp vạn lần”. ĐB Muôn hiến kế "phải tăng cường các hoạt động điều tra thực tế”.
 
ĐB Võ Thị Dung - TP. Hồ Chí Minh trong phiên thảo luận KT-XH
Ảnh: Hoàng Long
Tiết giảm chi để hỗ trợ cho những hộ chính sách
 
Đó là nhận định của ĐB Võ Thị Dung, (TP. Hồ Chí Minh), Phó Chủ tịch MTTQ TP. Hồ Chí Minh khi nói về việc phân bổ ngân sách trung ương năm 2013. Theo bà Dung, việc tiết giảm chi những khoản phân bổ không cần thiết để hỗ trợ cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, người thu nhập thấp để thể hiện đạo lý của dân tộc, để cho dân thấy trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ trong việc chi thường xuyên. ĐB Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) cho rằng, nhu cầu đầu tư cho hạ tầng rất bức xúc, nếu tiếp tục cắt giảm sẽ không đáp ứng yêu cầu phát triển, đáp ứng tăng trưởng. Trong khi đó, ĐB Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) đặt vấn đề: Năm 2013 tiếp tục là năm khó khăn. Thu như vậy làm sao chi được? Trong lúc khó khăn của 2013 phải tăng chi để có thu. Theo ông Phúc, cần tăng lương tối thiểu theo lộ trình và một phần trong lộ trình để kích thích tiêu dùng. Tăng chi trong kết cấu hạ tầng, đặc biệt tập trung cho giao thông, bệnh viện tư nhằm giảm quá tải, tăng trái phiếu chính phủ và có thể phát hành trái phiếu công trình. Tiếp tục có giải pháp tăng thu, thu đúng thu đủ từ doanh nghiệp và khu vực có vốn nước ngoài. "Phí sử dụng đường bộ áp dụng từ ngày 1-1-2013, đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính cần cân nhắc đảm bảo an dân, đề nghị xem xét thêm”-ông Phúc kiến nghị. ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) cũng nhấn mạnh: "Thu phí bảo trì đường bộ cần được Bộ GTVT đánh giá lại để làm rõ những vấn đề người dân phải chịu bao nhiêu loại phí? trong khi người dân đang chịu quá nhiều loại phí, kinh tế khó khăn”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng:
Tiết kiệm chi, ưu tiên cho vùng khó khăn
Dù trong hoàn cảnh khó khăn nào chúng ta cũng phải dành tiền tiết kiệm được để nâng mức sống, khắc phục khó khăn cho đối tượng chính sách đang hưởng ở mức rất thấp, nhất là cán bộ hưu trí, lương hưu thấp, ngoài ra còn dành thêm phần nào đó bù trừ cho cán bộ công chức hưởng mức lương 2-3 triệu đồng. Tôi tha thiết đề nghị QH trong khi chúng ta chưa điều chỉnh lương thì phải tiết kiệm chi. Vùng sâu vùng xa cần được ưu tiên giải quyết. 
 
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng:
6 vấn đề của thị trường bất động sản (BĐS)
Tập trung rà soát các dự án BĐS; cơ cấu lại sản phẩm tăng loại nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp; đề nghị với NHNN mở rộng tín dụng cho vay cho nhà đầu tư, nhà ở và người mua nhà để ở, đặc biệt người mua nhà ở xã hội; đề nghị QH, UBTVQH cho phép miễn, giảm thuế VAT cho các hộ gia đình, cá nhân mua nhà xã hội và mua nhà thương mại để ở lần đầu, cho phép doanh nghiệp đầu tư nhà xã hội được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức cao nhất; cho phép các doanh nghiệp kinh doanh BĐS được quyền nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ bán, cho thuê nhà ở; đề nghị các địa phương, đặc biệt là hai trung tâm lớn về kinh tế là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh tập trung giải quyết nhanh các thủ tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làm thế nào để các thủ tục chuyển đổi cơ cấu, các dự án phải được nhanh nhất, sớm nhất. 
Nhóm phóng viên
Nguồn:daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập272
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại842,125
  • Tổng lượt truy cập93,219,789
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây