Học tập đạo đức HCM

1 vuông sen lãi 75 triệu đồng

Thứ ba - 09/10/2012 03:39
Ngoài hoa đẹp, sen còn mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể. Nhiều hộ trồng sen không chỉ thoát nghèo mà còn thu nhập cao. Trường hợp anh Huỳnh Văn Lạc (Ba Lạc) ở ấp 4, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ) là một điển hình, nhưng không phải cá biệt.


 

Ngon ăn hơn lúa

 

Anh Ba Lạc cho biết: “Có người trồng sen chỉ có được kinh tế đủ ăn hoặc dư dả đôi chút. Nhưng theo tôi, nếu biết trồng sen, trồng đúng ký thuật, thì lợi nhuận mang lại từ cây sen không nhỏ. Với tôi một vuông sen, 6 công, tôi có thể kiếm lời 75 triệu đồng/năm. Hiện nay tôi có 5 ha sen từ những ao nuôi cá tra thua lỗ mà người ta cho thuê lại. Nhưng tôi sẽ không dừng lại ở đây, nếu những ao ấy bỏ không tới đâu thì tôi sẽ tiến tới đó”.

 

Anh Nguyễn Văn Dũng, nông dân xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh (Long An) thừa nhận trồng sen mang lại nhiều lợi nhuận, như phát biểu của anh Ba Lạc. Anh nói: “Nếu trồng sen hiệu quả thu nhập sẽ gấp nhiều lần lúa. Nói chung so với lúa, sen “ngon ăn” hơn nhiều. Tính 1 ha lúa 3 vụ được cao nhứt 20 tấn lúa, giá 5.000-6.000 đ/kg thì tổng số tiền 100-120 triệu đồng, trừ chi phí 4,5 triệu đồng/công/năm, tôi chỉ được khoảng 60-70 triệu đồng.

 

Còn trồng sen, cách 2 ngày tôi đã có bạc triệu tiền bán sen. Một công sen bình quân khoảng 2, 3 ngày là có trên 30 kg gương sen. Tính chung, 1 ha cũng 300 kg. Yêu cầu bằng giá lúa thôi thì trồng sen cũng có lời rồi, huống chi giá sen có lúc lên khá cao, đến trên 20.000 đ/kg là chuyện thường”.

 

Từ thực tế trồng sen, anh Ba Lạc cũng tuyên bố chắc nịch: “2 vuông sen 1,2 ha, trừ hết chi phí cả thuê mướn vuông, 1 năm tôi cầm chắc 150 triệu đồng”. Tính ra 1 ha sen được 125 triệu đồng. Như vậy, cũng gấp đôi làm lúa. Có điều, trồng lúa nhờ máy móc nên không vất vả như trồng sen, phải thường xuyên “chặt chẹt” xử lý bẻ bỏ những lá già, cây đã cho gương, để tạo khoảng trống cho cây con có điều kiện đâm tược, lên ngó mới.

 

Mặt khác, không phải đất chỗ nào cũng trồng sen được. Sen còn có một đặc tính kiêng kị là chỉ thích “nước trong”, không ưa “nước đục”. Khi gặp nước đục lâu ngày, ao sen sẽ bị thúi ngó dẫn đến tàn lụi, chết cây. Thúi ngó là hiện tượng ngó bị đen không phát triển được. Nhưng khắc phục tình trạng nước đục cũng dễ. Người trồng sen chỉ cần đắp bờ bao ruộng, rồi bơm nước đục ra. Có thể để cạn vài ngày rồi bơm nước trong vào.

 

Trồng trong ao cá lợi nhất

 

Người trồng sen có hai hướng kinh doanh: Trồng để lấy ngó sen hoặc trồng lấy gương sen. Không thể vừa trồng lấy ngó, vừa lấy gương. Vì đầm sen trồng lấy ngó thì gương sen không thể tốt được, gương sen sẽ có nhiều hạt lép. Tùy theo giá thị trường lên xuống giữa ngó và gương mà có sự chênh lệch thu nhập. Nhưng nhìn chung, sự chênh lệch không đáng kể. Cái chính là do thói quen người trồng. Hiện có vùng Nhơn Hòa, huyện Tân Thạnh (Long An) trồng sen lấy ngó vì đã có hợp đồng với thương lái Sài Gòn. Còn lại, phần lớn người trồng sen ở các địa phương khác trong vùng thường có khuynh hướng trồng lấy gương.

 

Giống và công trồng 1 mẫu sen khoảng 600.000-1 triệu đồng. Người có đất chỉ bỏ công làm đất; người chuyên trồng sẽ mang giống đến trồng. Đảm bảo chỗ nào cây chết sẽ được trồng lại. Nhưng khuynh hướng trồng trên ao nuôi cá hiện có lợi nhất. Thời gian trồng sau 9 tháng cho thu hoạch. Bông sen trổ khoảng 1 tháng 20 ngày là có thể thu hoạch.

 

Ở những nơi ngoài đê bao bị ảnh hưởng mùa lũ, việc trồng sen cũng gặp khó khăn. Khoảng 3 tháng nước dâng, sen phải vượt nước nên chỉ trụ lại “cầm xác”, không trổ bông. Đến khi nước rút sen cho bông rất mạnh. Nhưng dù gì thì cũng mất đi mấy tháng thu hoạch. Đất trồng sen sau quay lại trồng lúa cũng rất trúng, nên người dân cũng không ngại đổi đầu cây trồng, khi có sự bấp bênh về giá.

 

Sen cũng có lúc rớt giá khiến người trồng không có lời nhiều. Đôi lúc, người trồng bị thua lỗ, do nguồn nước và dịch bệnh hoành hành. Thời gian qua, thị trường sen có lúc mua giá thấp, nhưng chưa bao giờ ngừng thu mua để nông dân rơi vào cảnh điêu đứng. Vẫn có điều đáng lo là cần hợp đồng cung cầu bền vững giữa thương lái và nơi có vùng nguyên liệu lớn như ở xã Thới Hưng, để bà con yên tâm SX mà không phải lo tình trạng rủ nhau trồng chẳng biết có bán được không?

Ngoài vùng nguyên liệu sen Đồng Tháp, Long An là có tiếng, thương lái còn tín nhiệm sen hồng Cờ Đỏ. Toàn huyện có trên 110 ha được trồng nhiều ở 3 xã như Thới Hưng, Trung An, Đông Thắng. Riêng xã Thới Hưng đã hình thành một vùng nguyên liệu 95 ha sen. Anh Nguyễn Văn Phường, một thương lái ở Sa Đéc cho biết: “Chúng tôi qua đây mua sen. Sen ở Cờ Đỏ khá ngon. Các anh có thể ăn thử để biết. Nó ngọt mà lại có vị mát lạnh. Ở đây vào mùa này, tôi có thể thu mua được từ 2,5-3 tấn/ngày.

 

Có những ngày thu mua được 4-5 tấn. Mùa này sen thu mua chỉ ở mức giá trung bình 13.000-14.000 đ/kg. Nhưng vấn đề còn tùy gương sen. Nếu gương bự, đều hột, ít hột lép thì có thể mua vào giá 15.000-16.000 đ/kg. Sang khoảng tháng 2-3 năm sau, mùa đó sen hiếm giá lên đến vài chục ngàn, thậm chí lên đến 50.000-60.000 đ/kg”.

 

Thương phẩm sen có nhiều công dụng. Người ta mua gương sen để lấy hạt, lấy tim sen. Hạt được dùng ăn tươi, làm mứt hoặc để nấu chè, thức ăn; còn tim sen được sấy khô bán riêng như một loại trà. Nhị hoa sen cũng có người mua để làm thuốc. Giá bán các loại sản phẩm đã được chế biến khá cao, lại được ưa chuộng nên người mua gương sen có phần “quan tâm” khách hàng mà đến tận nơi mua theo lịch định kì giao kết với người trồng.

 

Ngày 9/10/2012 - Theo Nông nghiệp Việt Nam


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập308
  • Hôm nay22,059
  • Tháng hiện tại289,682
  • Tổng lượt truy cập92,667,346
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây