Học tập đạo đức HCM

Cựu công an thuê đất bìa rừng làm trang trại lớn

Thứ năm - 29/01/2015 20:51
Nghỉ hưu sau 30 năm công tác trong ngành công an, năm 2008 ông Lê Xuân Bính (SN 1957, xã Sơn Trà, Hương Sơn, Hà Tĩnh) thuê 5,8ha đất bìa rừng làm trang trại.

Với vốn đầu tư gần chục tỷ đồng, ông đã xây dựng trang trại chăn nuôi quy mô 500 con lợn giống, tạo công ăn việc làm ổn định cho 10 lao động địa phương. Ông Bính cho biết: Trang trại của ông chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5.2012. Sau gần 2 năm, đến nay ông đã xuất được 17 lứa với tổng số 10.000 con lợn giống. Bình quân thu nhập từ mỗi lứa lợn (đã trừ các khoản chi phí) khoảng 200 triệu đồng.

 

Ông Lê Xuân Bính đang kiểm tra thức ăn cho lợn. Minh Lý
Trước khi nuôi lợn, ông Bính đã ký hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm với Công ty cổ phần MITRACO và được công ty này điều một bác sĩ thú y xuống làm việc cùng. Bác sĩ thú y của công ty cùng với 2 cán bộ thú y của trại thường xuyên theo dõi chặt chẽ sự phát triển của đàn lợn, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các bệnh dịch thường xảy ra ở lợn. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ thức ăn trong quá trình nuôi lợn, cung cấp con giống, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi và cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm.

Theo ông Bính, ông chọn nuôi lợn nái vì lợn nái chỉ khắt khe về mặt quy trình kỹ thuật, còn việc xử lý môi trường lại thuận lợi hơn lợn thịt (mỗi tháng trang trại của ông Bính thu về 6 triệu đồng từ bán phân lợn cho các trang trại rau, hoa quả). “Thời gian xuất một lứa lợn giống chỉ mất 21 ngày, ngay sau khi xuất chuồng, lợn nái tiếp tục thụ tinh. Trong khi đó, lợn thịt phải mất 3- 4 tháng mới cho thu nhập – ông Bính vui vẻ cho biết.

Ngoài chăn nuôi lợn nái, trang trại của ông Bính còn trồng cam xen kẽ ở những khoảng trống giữa 2 dãy chuồng lợn, đồng thời trồng keo tạo bóng mát, đào ao thả cá, chăn nuôi hàng nghìn con chim bồ câu, hàng trăm con gà. Với cách làm ăn sáng tạo, bài bản và tìm được doanh nghiệp hợp tác ổn định, ông Bính tin tưởng đây là cách phát triển chăn nuôi đúng hướng. Ông tin rằng chẳng mấy chốc sẽ thu hồi được vốn đầu tư và có lãi.

Theo danviet.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập278
  • Hôm nay41,890
  • Tháng hiện tại278,850
  • Tổng lượt truy cập88,957,184
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây