Học tập đạo đức HCM

Hiệp sĩ giao thông

Thứ sáu - 19/09/2014 03:43
Đến đất Triệu Sơn, hỏi người đàn ông có biệt danh “hiệp sỹ” giao thông, từ người già đến trẻ nhỏ ai ai cũng biết bởi ông Chiêng nổi tiếng “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”.

Đã ngoài lục tuần nhưng khi kể về những kỷ niệm suốt 10 năm làm tuyên truyền viên, trong đôi mắt, lời nói của ông Phạm Ngọc Chiêng, thôn Thị Tứ, xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) vẫn hừng hực khí thế.

Đến đất Triệu Sơn, hỏi người đàn ông có biệt danh “hiệp sỹ” giao thông, từ người già đến trẻ nhỏ ai ai cũng biết bởi ông Chiêng nổi tiếng “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”.

Vốn là người thích làm công tác xã hội, luôn đau đáu với những vấn đề nổi cộm ở địa phương, sau khi con cái trưởng thành, yên bề gia thất, năm 2004 ông bắt đầu “chiến dịch” làm tuyên truyền viên di động.

Ông bảo: “Cái nghề tuyên truyền viên cực ghê lắm. Ngày đầu vác loa đi làm, vợ con đều phản đối, còn một số người bảo tôi rỗi hơi nhưng tôi mặc kệ. Chỉ cần tôi thích và thấy nó cần thiết cho việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến người dân là tôi làm”.

Cứ thế, mỗi ngày 2 buổi, sau giờ làm việc hành chính ông Chiêng lại dắt chiếc xe máy cũ gắn một chiếc loa, một bộ tích điện và một chiếc điện thoại “cùi bắp” chạy vòng 10 - 15 km phát đủ các chương trình về kinh tế - xã hội, ANTT diễn ra trên cả nước; đặc biệt là các chủ trương, chính sách, quyết định… của địa phương đến với người dân.

Ông Chiêng cho hay, nội dung chính ông tuyên truyền là trật tự an toàn giao thông (ATGT) và NTM.

Dựa vào các tài liệu, đề án, quyết định, quy hoạch, kế hoạch của Trung ương, tỉnh, huyện, xã, thôn xóm, ông xây dựng quy trình phát một chương trình tuyên truyền theo 6 bước gồm: đọc, ghi âm, biên tập sao cho ngắn gọn, súc tích, phù hợp với tình hình thực tế địa phương; gép nhạc, cóp vào thẻ nhớ và phát qua loa phát thanh.

“Mỗi tuần tôi phát 3 chuyên đề luân phiên nhau. Ví dụ, thứ 2 phổ biến chính sách pháp luật, NTM; thứ 5 phát về ATGT; thứ 7 tuyên truyền sức khỏe, y tế hoặc ngược lại”, ông Chiêng nói.

Cũng theo ông Chiêng, việc tuyên truyền di động qua loa phát thanh ban đầu chưa quen có thể coi là dở hơi, nhưng khi đã quen rồi thì đây là một trong những hình thức tuyên truyền hết sức hiệu quả.

Tất cả người dân từ vùng sâu, vùng xa; người già, trẻ nhỏ; người ở ngoài đồng cho đến trong nhà; …tất cả đều có thể nghe và hiểu được thông điệp cần truyền tải, chứ không giống như tuyên truyền qua các kênh khác là in, đọc hết cả quyết định, quy định, thông báo.

Dù không phải là xã điểm nhưng đến thời điểm này Dân Lực đã đạt 12/19 tiêu chí, hiện đang tập trung xây dựng, tu sửa các công trình hạ tầng như trường học; làm đường GTNT ở 3 thôn còn lại là Ân Mọc, Xuân Tiến và Thiện Chính, phấn đấu đến cuối năm 2014 hoàn thành thêm 2 tiêu chí hộ nghèo và giao thông.

Ông Chiêng kể rằng, 3 năm gần đây, khi huyện, xã phát động phong trào chung sức xây dựng NTM, ông bám vào 19 tiêu chí để vận động người dân hiến đất, hiến công trình trên đất, đóng góp tiền làm đường GTNT, kênh mương nội đồng.

Kết quả, đã có hàng trăm hộ tự nguyện hiến hàng nghìn m2 đất, tường rào, cây cối trên đất để mở rộng đường GTNT, kênh mương nội đồng…, nâng tỷ lệ đường liên thôn, liên xã được bê tông hóa lên đạt 95%.

Nhiều hộ như anh Chương, ở thôn Phúc Hải; ông Thành, thôn Thiện Chính; ông Mai, thôn Xuân Thiên… thi thoảng cũng kêu ông dừng xe để hỏi về các giai đoạn thực hiện Chương trình NTM của xã hay cơ chế vận động đóng góp của địa phương để hiểu rõ hơn các quy định nhằm thực hiện đúng chủ trương.

Chia sẻ về công việc đang làm, ông Chiêng bảo: “Tôi hoàn toàn tự nguyện, làm vì đam mê, vì tâm huyết và khi nào tôi về với các cụ nhà tôi thì tôi mới thôi làm công việc này”.

Đánh giá về “hiệp sỹ” giao thông Phạm Ngọc Chiêng, ông Nguyễn Quyết Tính, Chủ tịch UBND xã Dân Lực, nói: “Ông Chiêng là một trong những cá nhân tích cực, đi đầu thực hiện phong trào xây dựng NTM của xã. Ông đã chuyển tải các chính sách, chủ trương, quy hoạch, các chỉ tiêu, tiêu chí, nội dung phát động hằng năm… của địa phương đến tận mỗi người dân, góp phần cổ vũ, động viên các hộ góp công, góp của cùng chính quyền hoàn thành các tiêu chí”.

Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập232
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm219
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại232,270
  • Tổng lượt truy cập85,139,306
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây