Học tập đạo đức HCM

Thành công từ niềm đam mê

Thứ hai - 22/09/2014 23:06
Anh Giang Mạnh Tuấn (sinh năm 1982) cư ngụ phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một, thuê đất ở phường Hiệp Thành và Phú Mỹ để làm rau thủy canh. Đến xem vườn rau của anh Tuấn, nhiều người khen ngợi cách làm mới, hiệu quả của anh.

Tốt nghiệp trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm năm 2000, anh xin vào làm việc tại Công ty TNHH Một thành viên Cấp thoát nước - Môi trường Bình Dương. Vừa làm vừa học, năm 2009, anh đậu đại học trường Đại học Công nghệ Sài Gòn và chuyển qua làm việc cho Công ty Vina Acecook Việt Nam.

Bước ngoặt lớn trong công việc của mình là lúc anh chứng kiến nhiều vụ ngộ độc xảy ra trên địa bàn tỉnh, mà nguyên nhân chủ yếu là do thực phẩm không an toàn. Với trăn trở làm sao sản xuất ra những loại thực phẩm sạch, tốt cho sức khỏe, anh Tuấn đã bỏ công việc hiện tại, bắt tay vào nghiên cứu trồng rau thủy canh. Đây là một mô hình mới, ứng dụng công nghệ cao và đem lại nguồn thực phẩm sạch, tốt cho sức khỏe.

Giai đoạn đầu làm mô hình rau thủy canh anh gặp rất nhiều khó khăn. Đó là ba mẹ không đồng ý việc anh bỏ nghề về làm nông, không có vốn đầu tư, chưa có kinh nghiệm về phương pháp, kỹ thuật trồng rau thủy canh… Từ kiến thức đã học, anh tự mày mò, tìm hiểu quy trình sản xuất, tìm ra phương án sản xuất hợp lý nhất.

Hiện nay, sau 3 năm thử sức, anh đã duy trì được hoạt động sản xuất, nghiên cứu cách sơ chế, bảo quản rau thủy canh để sản phẩm luôn tươi ngon khi cung cấp cho khách hàng. Anh còn tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề tăng năng suất… Kết quả từ nỗ lực của mình, anh đã thành công với mô hình trồng rau thủy canh hình trụ đứng. Mô hình này đã giúp năng suất vườn rau của anh tăng lên gấp 9 lần so với mô hình cũ (trồng rau dạng tĩnh hồ) trên cùng một diện tích.

Hiện diện tích trồng rau của anh đã lên đến gần 1.500m2 với 3 vườn. Anh đang trồng 7 loại rau ăn lá: Cải ngọt, cải bẹ xanh, cải thìa, cải muỗng, cải ngồng, xà lách, rau thơm; 5 loại rau ăn quả: Bí xanh, bí đỏ, cà chua, dưa leo, cà tím. Phương pháp trồng rau thủy canh anh áp dụng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ cây con 3 ngày tuổi được phun thuốc ngừa giúp đề kháng tốt, ít bệnh. Trong vườn nếu có sâu cũng được anh và nhân công thay nhau bắt chứ không dùng thuốc.

Rau thu hoạch được anh bán lẻ. Sản phẩm làm ra bảo đảm chất lượng, tốt cho sức khỏe nên khách hàng tìm tới trại rau của anh ngày càng đông. Nhờ vậy giá thành sản phẩm cũng rất cạnh tranh do không phải qua thương lái. Rau sạch làm ra từ các vườn rau của anh có giá từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, trong khi rau bình thường trên thị trường có giá đến 20.000 đồng/ kg. Nhiều siêu thị, thương lái đã tìm đến vườn rau của anh và đề nghị anh cung cấp nguồn rau ổn định, lâu dài, nhưng hiện tại anh chưa thể đáp ứng nhu cầu khách hàng. Anh Tuấn cũng bày tỏ mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay của nhà nước nhằm mở rộng diện tích để sản xuất ra nhiều rau thủy canh hơn.

Với những thành công bước đầu, hiện nguồn thu nhập từ vườn rau hàng tháng của anh đạt 30 - 40 triệu đồng sau khi trừ chi phí nhân công. Anh Tuấn cũng đã phối hợp với bộ phận chuyên môn của Sở Khoa học - Công nghệ thực hiện chuyển giao công nghệ trồng rau thủy canh cho 4 hộ ở phường Mỹ Phước, TX.Bến Cát, 2 hộ ở TX.Dĩ An và TX.Thuận An; đồng thời lên kế hoạch triển khai ở một số nơi khác. “Những hộ được chuyển giao sau 18 tháng sẽ lấy lại vốn; vườn rau có thể cho thu nhập từ 15 - 20 triệu đồng/ tháng/500m2”, anh Tuấn nói.

Trại rau của anh Tuấn cũng đã hỗ trợ cho các bạn sinh viên có nơi để thí nghiệm, thực tập. Điều quan trọng nữa là, vườn rau của anh đã giải quyết việc làm cho gần 30 lao động ở địa phương, với mức lương từ 3,5 - 4 triệu đồng/tháng. Ngoài diện tích trồng rau hiện có, anh Tuấn cũng đang nghiên cứu mô hình trồng hoa Đà Lạt với các loại hoa như cát tường, huệ trắng, cúc...

Niềm đam mê, nhiệt huyết đã tạo động lực cho anh Tuấn làm ra thực phẩm sạch, chất lượng, giá cả cạnh tranh cung cấp cho người tiêu dùng.

 

Nguồn: Báo Bình Dương Online

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập56
  • Hôm nay14,018
  • Tháng hiện tại165,142
  • Tổng lượt truy cập92,542,806
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây