Ông Bùi Văn Đức ở ấp 3, xã Tân Mỹ vừa tham gia mô hình “3 giảm 3 tăng” (gồm: giảm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế, tăng chất lượng sản phẩm) vụ hè thu vừa qua do Trạm khuyến nông Thanh Bình tổ chức tại Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN) Phát Đạt. Ông Đức cho biết, nhờ được tập huấn đầu vụ về chương trình “ 3 giảm, 3 tăng ”, ông đã ứng dụng thành công đem lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất.
Ông Đức cho biết thêm: “Trước kia giống phải gieo sạ từ 15 - 17kg/công. Còn tham gia mô hình, giống chỉ 10kg/công. Trà lúa trước kia quá dầy, nặng phân. Còn bây giờ lúa rất tốt cho năng suất cao. Phân trước kia 40kg/công bây giờ khoảng 30kg/công”.
Theo tính toán của ông Đức, lúa giống xác nhận mỗi ký 10.000 đồng, giảm được 7kg thì dôi dư ra khoảng 70.000 đồng, với 1ha lúa tiết kiệm được 700.000 đồng. Đối với thuốc bảo vệ thực vật, trước đây khoảng 10 ngày thì ông Đức đến đại lý mua về phun xịt. Còn từ khi ứng dụng mô hình “ 3 giảm 3 tăng”, ông Đức thăm ruộng thường xuyên hễ thấy cây lúa có dấu hiệu nhiễm bệnh mới mang thuốc phun, xịt, đặc biệt lúa giai đoạn dưới 40 ngày tuổi không phun xịt. Cách bón phân cũng tiến bộ hơn, giảm được lượng phân để cân bằng cho cây lúa khỏe.
Hộ anh Phạm Văn Trang - xã viên HTXNN Tân Bình, xã Tân Bình canh tác 1ha lúa. Do ứng dụng chương trình “3 giảm 3 tăng” mà vụ hè thu này anh lợi nhuận gần 500.000 đồng/công. Anh Trang bộc bạch: “Năm nay, nhờ chương trình “3 giảm 3 tăng” lợi nhuận so với những năm trước khả quan hơn. Năm ngoái tôi làm giống OM 6976 chi phí 2,2 triệu đồng còn năm nay khoảng 1,7 triệu đồng /công, hạ giá thành xuống. Năng suất vượt trội hơn ruộng ngoài mô hình từ 1 - 2 giạ/công do sạ hàng, lợi nhuận cao, HTX rất phấn khởi ”.
Không chỉ riêng ông Đức, anh Trang mà nhiều nông dân khác ở huyện Thanh Bình cũng ứng dụng hiệu quả chương trình “3 giảm 3 tăng” do ngành nông nghiệp khuyến cáo.
Sau 5 năm ứng dụng chương trình “3 giảm 3 tăng”, toàn huyện Thanh Bình đã có trên 5.000 hộ nông dân tham gia trên tổng diện tích 2.500 ha. Để phát huy hiệu quả này, ông Phan Đức Tài - Trưởng trạm khuyến nông huyện Thanh Bình cho biết: “Sắp tới, huyện sẽ phối hợp với các địa phương tiếp tục nhân rộng mô hình “3 giảm 3 tăng” và kỹ thuật trồng lúa theo hướng tăng năng suất (gọi tắt là SRI), nhất là những xã điểm xây dựng nông thôn mới. Đồng thời xây dựng cánh đồng liên kết tìm đầu ra sản phẩm để nông dân yên tâm trong sản xuất”.
Theo Báo Đồng Tháp Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;