Học tập đạo đức HCM

Người Chủ tịch lấy dân làm gốc

Thứ bảy - 27/10/2012 08:47
Luôn ghi nhớ lời dạy của cha ông đi trước: “Đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”. Vì vậy, khi được giao phó trọng trách là Chủ tịch UBND xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ, anh Lê Văn Hiệp đã giành nhiều thời gian gần gũi với nhân dân, tập hợp và khơi dậy sức mạnh từ người dân. Nhờ đó, tình hình kinh tế, xã hội ở xã miền núi Đức Lạng từng bước đi lên và công cuộc xây dựng NTM ở đây có những chuyển biến rõ nét.
 
Anh Lê Văn Hiệp, sinh năm 1973 tại xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ. Năm 1991, ngay khi tốt nghiệp THPT, anh đã tham gia làm Phó bí thư rồi Bí thư chi đoàn thôn Hồ Cát. Năm 1997, anh làm Ủy viên ủy ban. Trước yêu cầu của công việc đòi hỏi ngày càng cao về tri trức nên năm 2000, anh Hiệp đã theo học lớp kinh tế nông nghiệp của Đại học Huế. Anh tâm niệm làm những việc có ích, có lợi cho dân tức là hoàn thành tốt công việc của người cán bộ. Vì vậy, anh đã nhanh chóng nhận được sự tín nhiệm của mọi người. Năm 2004, anh Hiệp được tổ chức phân công làm Phó chủ tịch UBND xã và đến tháng 8 năm 2007, anh được bầu giữ vị trí Chủ tịch UBND. Kế thừa quan điểm lấy dân làm gốc của các bậc tiền bối đi trước nên trên cương vị công tác mới, anh Hiệp đã giành nhiều thời gian gần gũi với nhân dân, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của người dân. Anh xác định rằng muốn hoàn thành nhiệm vụ, muốn biến chủ trương của Đảng thành phong trào quần chúng thì phải có đường lối, có phương pháp đúng đắn.
 
 Xác định nâng cao thu nhập là yếu tố quan trọng, là điều kiện cốt lõi trong triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM. Bởi khi đời sống người dân khấm khá, họ sẽ chủ động chung tay góp sức thực hiện các phong trào địa phương phát động và vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng quê hương sẽ được phát huy tối đa. Trên cơ sở đó, là xã có diện tích chiếm 1/10 tổng diện tích của huyện nên anh Hiệp đã vận động bà con nhân dân tận dụng lợi thế về tiềm năng đất đai để xây dựng các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, đưa chăn nuôi theo quy mô lớn tách hẳn với cộng đồng dân cư đảm bảo an toàn dịch bệnh và không ô nhiễm môi trường. Vốn quen với cách làm ăn nhỏ lẻ, đầu tư ít vốn nên bước đầu người dân e dè, không mạnh dạn. Thấu hiểu tâm lý đó nên anh Hiệp đã vận động một số hộ dân làm trước để nhân ra diện rộng. Anh Nguyễn Thái Huy ở thôn Sơn Quang là một trường hợp như vậy. Giữa năm 2008, với sự khích lệ của UBND xã mà đứng đầu là chủ tịch Lê Văn Hiệp, anh Huy đã mạnh dạn nhận đấu thầu 4 ha đất ở thôn Tân Quang. Trước đây tại gia đình anh Huy đã chăn nuôi lợn với quy mô lớn nên đã có đồng vốn tích lũy, cộng với tiền vay Ngân hàng và anh em, trên khu đất mới anh Huy đầu tư gần 500 triệu đồng xây dựng cơ sở vật chất chuồng trại và hình thành khu vực đường đi để phát triển trang trại tổng hợp gồm chăn nuôi lợn, gà, vịt và nuôi cá. Với hướng đi mới, mỗi năm gia đình anh thu nhập hàng trăm triệu đồng. Anh Nguyễn Thái Huy – Thôn Sơn Quang, xã Đức Lạng phấn khởi nói: “Gia đình chúng tôi đã được đồng chí Chủ tịch xã khích lệ rất nhiều và qua thực tế thấy rằng tư tưởng chăn nuôi tập trung tách xa cộng đồng dân cư là rất đúng đắn, vừa thuận lợi cho phát triển kinh tế, ít dịch bệnh và không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh”.
 
Trang trại chăn nuôi lợn của anh Nguyễn Thái Huy – Thôn Sơn Quang, xã Đức Lạng
 
Từ khi xã Đức Lạng triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM thì cũng như anh Huy, nhận thấy ý nghĩa lâu dài của việc xây dựng các mô hình kinh tế tổng hợp tách xa hộ gia đình nên người dân xã Đức Lạng đã đảm nhận nhiều ha đất rừng để phát triển kinh tế theo hướng đa cây, đa con. Từ việc một đến hai mô hình điểm cho thu nhập khá đến nay đã có trên 15 mô hình trang trại thu nhập bình quân mỗi năm từ 150 triệu đồng trở lên. Do địa bàn xã Đức Lạng thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt, việc thâm canh cây lúa nước chỉ làm được một vụ đông xuân. Còn vụ hè thu chỉ làm được 20/150 ha. Vì vậy, không để lãnh phí tài nguyên đất, anh Hiệp cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng phương án, tăng cường phát triển diện tích màu với các loại cây trồng chủ yếu là ngô, đậu, lạc và một số loại rau màu khác. Nhờ biết cách trồng xen các loại cây và gối vụ hợp lý nên năng suất từng bước được nâng lên. Người dân cũng đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, trồng các loại cây ăn quả. Với định hướng đúng đắn cộng với sự siêng năng, cần cù của nhân dân nên thu nhập bình quân đầu người ở xã Đức Lạng không ngừng được nâng lên, từ 5,5 triệu đồng/người/năm vào năm 2007 thì đến năm 2012 thu nhập đã tăng lên 18,3 triệu đồng/người/năm.
 
Đời sống nhân dân được nâng lên nên khi phát động phong trào chung sức xây dựng NTM đã nhận được sự hưởng ứng tích cực cả về vật chất lẫn ngày công lao động. Mọi chủ trương, mọi dự định đều được bàn bạc công khai dân chủ trong dân nên người dân nơi đây đã đoàn kết một lòng, hưởng ứng chủ trương của cấp trên về việc giải phóng mặt đường, tự nguyện hiến đấy hiến cây, phá bỏ tường rào rộng mở các tuyến đường theo như tiêu chí đã quy định. Bằng sự tin tưởng với đường lối của cấp trên và sự tín nhiệm đối với người đứng đầu nên từ năm 2008 đến nay người dân ở các thôn trong xã Đức Lạng đã hiến 15 ha đất, hàng trăm công trình và đóng góp 5 tỷ đồng xây dựng được 10km đường bê tông nông thôn theo tiêu chí NTM, cùng một số công trình dân sinh khác. Đảng dựa vào dân, dân tin vào Đảng nên không chỉ có kinh tế  khởi sắc mà an ninh quốc phòng đều được đảm bảo. Từ chỗ nằm ở tốp cuối cùng của huyện, đến nay với sự xung kích đi đầu của người lãnh đạo, khơi dậy sức mạnh tinh thần đoàn kết trách nhiệm của người dân, xã Đức Lạng đã vươn lên là 1 trong 5 xã đứng đầu của huyện Đức Thọ.
 
Là một lãnh đạo trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nhưng nhờ gần gũi và luôn lắng nghe nhân dân nên anh Lê Văn Hiệp đã làm nên những thành công đáng trân trọng. Việc làm của anh một lần nữa khẳng định tính đúng đắn trong tư tưởng của Bác Hồ: “Gốc có vững, cây mới bền. Xây lầu hạnh phúc trên nền nhân dân”.
                                  Bài, ảnh: Nguyễn Tâm
Đài PTTH Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập214
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm190
  • Hôm nay45,722
  • Tháng hiện tại979,985
  • Tổng lượt truy cập92,153,714
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây