Học tập đạo đức HCM

Nuôi heo giàu hơn đi buôn

Thứ sáu - 17/08/2012 04:39
Sau ít năm nuôi heo rừng, vợ chồng anh Huỳnh Ngọc Ty - Trần Thị Hà ở thôn Hói Dừa, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế đã có tài sản ước tính cả tỷ đồng.

 

“Vợ chồng tôi vào Bình Dương, Đồng Nai làm gạch, sang cả Thái Lan, Lào buôn bán, nhưng cuộc sống vẫn không ổn định. Năm 2006, chúng tôi quyết định về quê lập nghiệp và có điều kiện chăm lo cho con cái” - anh Ty kể.

Trang trại nuôi lợn rừng của vợ chồng anh Ty (trái). Trần Văn Thường

 

"Vùng đất này khí hậu hòa hợp, thiên nhiên ưu đãi, trước có nhiều heo rừng sống. Thịt heo rừng rất ngon, bán được giá nhưng lâu lâu người đi rừng mới bắt được một con. Vợ chồng tôi tìm hiểu trên báo đài, rồi thời gian buôn bán ở Thái Lan thấy nuôi heo rừng đơn giản, chúng tôi quyết định hồi hương để xây trang trại heo rừng. Vợ chồng tôi vay ngân hàng 100 triệu đồng, cộng với tiền tích góp sau mấy năm tha phương để xây chuồng trại, mua heo giống".

 

Anh chị mua 6 con heo rừng về nuôi, trong đó 1 con đang có chửa, chỉ hai tuần sau, đã cho ra đời 3 chú heo con. Năm đầu vợ chồng anh bán 2 đợt được 15 con heo rừng, giá 150.000 đồng/kg. Tính sơ sơ, năm đầu trừ chi phí thu về hơn 80 triệu đồng. Cứ như vậy, đến nay vợ chồng anh đã có gần 3ha trang trại nuôi heo, trồng rừng... với 50 heo nái, 3 heo đực để phối giống và hàng trăm heo con.

 

Trung bình mỗi năm, vợ chồng anh cung ứng cho thị trường 400 - 500 con heo rừng, trừ chi phí bỏ túi 300- 350 triệu đồng. Trang trại còn tạo việc làm ổn định cho 3 lao động địa phương, với thu nhập 2,1 triệu đồng/tháng. Chị Hà cho biết: “Vợ chồng tôi bán heo giống với giá hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho bà con mới vào nghề. Giá heo giống ở thị trường là 250.000 đồng/kg nhưng tôi chỉ bán cho bà con 200.000 đồng/kg".

 

Anh Ty tiết lộ, anh đang có kế hoạch xây khu du lịch sinh thái và trồng nấm linh chi trong trang trại. Đây là khu nghỉ dưỡng cho du khách muốn tận hưởng không khí trong lành của núi rừng. Để thực hiện dự định này, xung quanh trang trại, vợ chồng anh đã xây 6 hồ nuôi cá. Cổng vào trang trại được trồng cau cảnh, lộc vừng, dừa… "Sắp tới vợ chồng tôi thuê thêm nhân công để trồng nấm linh chi. Ở đây đất rộng, khí hậu thích hợp với trồng nấm”.

 

  Theo danviet.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập281
  • Hôm nay38,522
  • Tháng hiện tại774,137
  • Tổng lượt truy cập88,129,207
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây