Học tập đạo đức HCM

Nuôi rắn độc - Nghề “hái ra tiền”...

Chủ nhật - 17/03/2013 20:33
Rắn hổ mang vốn là loại động vật hoang dã quý, một loại thức ăn bổ dưỡng và còn là một dược liệu có giá trị cao. Nọc của rắn hổ mang thộc nhóm kịch độc nên nghề nuôi rắn hổ mang tuy là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả lớn, thu nhập cao, nhưng cũng không ít nguy hiểm... Ở xã Thống Nhất (Hoành Bồ), một số hộ dân đã có được những thành công ban đầu với mô hình kinh tế khá đặc biệt này...

Sinh ra và lớn lên ở Chí Linh, mảnh đất có truyền thống lâu đời với nghề nuôi rắn, nên từ nhỏ anh Trương Công Quân (thôn Khe Khoai, xã Thống Nhất) đã sớm được tiếp xúc và gần gũi với nhiều loại rắn to, nhỏ, lành tính cũng như độc tính khác nhau. Đến năm 17 tuổi, anh xin vào làm công nhân tại một trang trại rắn ở Hải Dương. Năm 2006, nhận thấy nuôi rắn độc là mô hình kinh tế khá mới mẻ ở Hoành Bồ, vợ chồng anh Quân quyết định lập nghiệp bằng chính cái nghề này. Ban đầu gia đình anh bỏ ra gần 200 triệu đồng mua về 200 con rắn hổ mang bố mẹ; những con rắn này sau một năm thì sinh sản cho anh đàn rắn con và anh đã bán chúng với giá 800 nghìn đồng/kg; trừ chi phí, còn lãi hơn 100 triệu đồng. Từ thành công ban đầu, nhận thấy đặc điểm sinh trưởng và phát triển của loài rắn phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, anh Quân đã quyết định đầu tư tiền vào xây dựng mô hình chăn nuôi rắn với quy mô lớn hơn. Năm 2009, sau khi được cấp phép kinh doanh, anh Quân xây dựng thêm hai khu riêng biệt với hơn 400 chuồng chuyên nuôi rắn con và rắn sinh trưởng. Đối với từng loại rắn, anh thiết kế chuồng theo từng kiểu khác nhau. Chuồng rắn con thường có diện tích chừng 4m2 và được trát nhẵn ở bên trong. Mỗi chuồng sẽ nuôi từ 50-70 con. Trong khi đó, rắn hổ mang sinh sản lại được nuôi trong hầm tối với kích cỡ được thiết kế 50cm x 50cm x 50cm, mặt trên đổ nắp bê tông có lưới sắt để bảo vệ rắn và phòng chống việc rắn bò ra ngoài. Anh Quân cho biết: Từ chỗ chỉ có 200 con rắn bố mẹ, hiện nay gia trại của anh đã có hơn 1.000 con rắn hổ mang và rắn ráo trâu to, nhỏ đủ loại. Cả hai loại rắn này đều là loại dễ nuôi, ăn rất khoẻ và đề kháng với dịch bệnh rất tốt. Thức ăn của chúng khá dễ kiếm ở vùng quê như cóc, nhái, gà con, vịt con... Mỗi tuần chỉ cần cho rắn ăn 2 lần và tuỳ vào từng loại, từng độ tuổi mà cho khẩu phần ăn khác nhau. Thêm nữa, những người nuôi rắn chỉ phải chăm sóc chúng trong vòng nửa năm, vì từ đầu tháng 10 đến tháng 4 năm sau là thời gian rắn ngủ đông. Anh Quân bảo: “Mỗi một con rắn tính từ lúc trứng nở đến khi trưởng thành và có thể xuất bán là từ 2-3 năm. Những con rắn sinh trưởng và phát triển tốt thường nặng từ 2,5-3kg/con và có giá bán từ 800-900 nghìn đồng/kg. Những con có trọng lượng lớn hơn thì giá bán còn đắt hơn…”.

Hiện nay, bên cạnh việc chăn để xuất bán rắn thịt cho thị trường Trung Quốc cũng như cho các nhà hàng trên địa bàn Quảng Ninh, gia đình anh Quân còn sản xuất giống bán ra các tỉnh ngoài như Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc... Cũng theo như anh Quân cho biết, hiện nay, thịt rắn đang là sản phẩm có đầu ra tiêu thụ rất tốt nên gia đình anh sản xuất được bao nhiêu đều bán hết bấy nhiêu. Chính vì thế, mỗi năm gia đình anh thu về được tầm 300-400 triệu đồng từ mô hình này.

Từ thành công của gia đình anh Trương Công Quân, nhiều hộ gia đình ở xã Thống Nhất cũng đã tham quan, học tập và mạnh dạn đầu tư để phát triển nghề chăn nuôi loài rắn độc này. Như gia đình bà Nguyễn Thị Bình (thôn Lưõng Kỳ, xã Thống Nhất) lâu nay vẫn sống chủ yếu dựa vào hơn 20ha diện tích đất trồng keo. Tuy nhiên, thu nhập bình quân hàng năm của gia đình bà cũng chỉ đủ trang trải sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, vụ keo năm vừa qua, giá thị trường xuống quá thấp khiến gia đình bà bị lỗ vốn. Cuối năm 2012, bà Bình quyết định mua về 100 con rắn hổ mang chừng 600g/con để nuôi thử. Chỉ sau hơn 3 tháng chăm sóc, đến nay, số rắn hổ mang của gia đình bà Bình phát triển khá tốt. Mỗi con đã nặng tầm 1kg. Bà Bình phấn khởi cho biết: “Nuôi loại này nhàn hơn trồng keo cô ạ. Vừa rồi, gia đình tôi cũng đã đầu tư xây dựng thêm 5 chuồng với hơn 400 ô để nuôi rắn. Đến tháng 4 tới, tôi dự kiến sẽ mua thêm 500 con giống để mở rộng quy mô chăn nuôi của gia đình”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Trường Lưu, Bí thư Đảng uỷ xã Thống Nhất, cho biết: Hiện chăn nuôi rắn hổ mang đang là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao ở xã Thống Nhất. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là mô hình mang tính tự phát của người dân. Chính vì thế, song song với việc phát triển kinh tế, xã cũng yêu cầu các hộ dân phải chú ý, không để rắn độc gây nguy hiểm, mất an toàn… Nếu hộ nào có điều kiện đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật, xã sẽ tạo điều kiện hỗ trợ giúp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để bà con phát triển mô hình…

Ngô Dịu
baoquangninh.com.vn

 Tags: rắn hổ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập411
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm387
  • Hôm nay48,838
  • Tháng hiện tại824,116
  • Tổng lượt truy cập91,997,845
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây