Học tập đạo đức HCM

Phú Thọ: Muôn vẻ cách làm giàu của những “nữ triệu phú”

Thứ sáu - 08/03/2013 03:35
Từ những người nông dân chân lấm tay bùn, quanh năm suốt tháng chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng nhờ ý trí, dám nghĩ, dám làm mà những bông hoa trên quê hương đất Tổ (Phú Thọ) đã đưa cả gia đình thoát nghèo bền vững.


Trên con đường nhựa trải dài, uốn lượn quanh đường làng, dẫn chúng tôi đến gia đình chị Lương Thị Thảo, huyện Lâm Thao, một trong những “nữ đại gia” có thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm nhờ vào làm trang trại tổng hợp to nhất nhì xã.


Chị Thảo cho biết: ”Muốn làm giàu mà chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng và nuôi răm ba con gà, con lợn thì không bao giờ khá lên được chứ chưa giám nói là giàu có”. Với ý nghĩ đó, chị Thảo đã mạnh dạn cải tạo hơn 6.000m2 đất bạc màu, kém hiệu quả để chuyển sang làm kinh tế trang trại.


Trang trại của chị Thảo khá khang trang, được sắp xếp bên trên là những dãy nhà nuôi lợn, bên dưới là ao thả cá, xen kẽ là những hàng cây có giá trị kinh tế cao. Năm 2002, huyện Lâm Thao triển khai dự án chăn nuôi lợn xuất khẩu, chị bàn với chồng mạnh dạn vay vốn ngân hàng 200 triệu đồng để xây dựng chuồng trại và mua 30 con lợn nái ngoại về nuôi theo hướng công nghiệp. Nhờ học hỏi kinh nghiệm qua các lớp tập huấn và các loại sách hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, qua đó áp dụng ngay vào việc xây dựng hệ thống chuồng trại liên hoàn, đều được tự động hóa nhằm giảm tối đa chi phí công lao động; đảm bảo vệ sinh môi trường sạch sẽ. Đàn lợn của gia đình rất chóng lớn, tỷ lệ nạc đạt cao, được thị trường ưa chuộng và tiêu thụ ổn định.


Ngoài việc chăn nuôi lợn, chị Thảo còn cải tạo và quy hoạch lại diện tích đất vườn hiện có, trồng 500m2 sắn dây, 100 gốc măng Bát độ và đào 600m2 ao để thả cá. Chị Thảo cho biết, với cách làm này, lá sắn dây và vỏ măng chị dùng để làm thức ăn cho cá và làm bóng mát cho hệ thống chuồng nuôi lợn. Đối với nuôi cá, khâu quan trọng nhất vẫn là chọn cá giống. Ao nuôi cá cũng phải vệ sinh thường xuyên. Khi thả cá cũng phải điều chỉnh mật độ nuôi và khoảng cách giữa các lần nuôi sao cho vừa phải, phù hợp với ao… Như vậy, cá sẽ nhanh lớn, không bị chết do ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh. Theo tính toán của chị Thảo, tổng thu nhập mỗi năm đạt từ 600 đến 900 triệu đồng, trừ chi chí gia đình chị Thảo thu lãi trên 200 triệu đồng/năm.


Ở huyện vùng cao Yên Lập, chị Nguyễn Thị Hà cũng là một gương phụ nữ làm kinh tế giỏi của xã Ngọc Đồng với mức thu nhập 100 triệu đồng/năm từ 10 ha rừng trồng cây lấy gỗ và 1,5 ha trồng chè. Chị Hà cho biết: từ nguồn vốn ít ỏi ban đầu, chị đã vay mượn thêm và cải tạo vườn tạp, thuê thêm đất rừng của xã để khai phá đất trống đồi núi trọc, trồng thêm chè… dần dần mở mang khai phá đất trồng rừng trên diện tích 10 ha.

 

Sau thời gian dài lao động vất vả, “đất không phụ công người vun đắp”, rừng của chị Hà trồng tới đâu là lên xanh tốt tới đó. Ngoài trồng rừng, trồng chè, chị Hà còn đầu tư các thiết bị máy móc như: Máy cắt chè, máy đốn chè, mua ô tô để vận chuyển hàng hóa... Hàng năm, trừ chi phí, gia đình chị thu lãi 100 triệu đồng, chưa kể thu nhập từ chăn nuôi gia súc, gia cầm…


Ngoài hộ chị Thảo ở Lâm Thao, chị Hà ở Yên Lập, Phú Thọ còn có hàng nghìn “nữ triệu phú” cũng làm giàu từ việc phát triển rừng, phát triển kinh tế trang trại tổng hợp với thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương ở mỗi mô hình kinh tế.

 

Theo khuyennongvn.gov.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập354
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại239,009
  • Tổng lượt truy cập85,146,045
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây