Học tập đạo đức HCM

Thu nhập khá từ nuôi lợn bán hoang dã

Thứ hai - 10/03/2014 22:20
Mô hình nuôi lợn bán hoang dã đã giúp nhiều hộ gia đình ở tỉnh Bắc Kạn từng bước xóa đói giảm nghèo.
Lợn rừng nuôi bán hoang dã có nhiều lợi thế so với lợn thường như dễ nuôi, khả năng chịu dịch bệnh tốt, tận dụng được nhiều nguồn thức ăn tại chỗ, ít công chăm sóc và đặc biệt giá bán cao.

Chị Đinh Thị Vân - chủ một hộ gia đình nuôi lợn bán hoang dã ở tổ 10 phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, cho biết, chị bắt đầu nuôi lợn từ năm 2009 với 2 lợn rừng và 2 lợn nái. Hiện nay, gia đình chị đã có hàng chục lợn con. Đợt tết vừa qua, gia đình chị bán được 40 con, đem lại một khoản thu nhập lớn cho gia đình.

Mô hình nuôi lợn bán hoang dã của gia đình chị Đinh Thị Vân.
Mô hình nuôi lợn bán hoang dã của gia đình chị Đinh Thị Vân.

Theo chị Vân, lợn rừng bán hoang dã một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa khoảng từ 5 - 6 lợn con. Lợn con nuôi từ 6 tháng tới 1 năm đạt trọng lượng khoảng 20 - 25kg. Nuôi lợn rừng bán hoang dã không phải đầu tư nhiều về thức ăn như lợn thường. Ngoài cám, ngô, người chăn nuôi có thể cho lợn ăn các thức ăn tại chỗ như bẹ chuối, bèo, rau cỏ, các loại quả xanh, thức ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ quả, mầm cây..), muối khoáng (tro bếp, đất sét). Đặc biệt, khả năng chịu bệnh của lợn rừng bán hoang dã khá tốt, sau khi được tiêm phòng đầy đủ thì hầu như chúng chỉ bị các bệnh liên quan tới tiêu hóa. Người nuôi cần đảm bảo chuồng trại phải sạch sẽ thoáng mát, lợn cần không gian thoải mái, đảm bảo điều kiện nuôi “bán hoang dã” là được thả rông.

Chị Vân cho biết thịt lợn bán hoang dã rất khác biệt so với thịt lợn thường. Thịt lợn rừng nuôi nhiều nạc, mềm, thơm, rất ít mỡ, lớp da dày nhưng rất giòn, không cứng như thịt lợn nhà. Theo chị Vân, người nuôi cũng cần phải tuân thủ việc nuôi lợn bằng nguồn thức ăn tự nhiên không thuốc tăng trọng để đảm bảo chất lượng thịt. Làm được như vậy mới có thị trường tiêu thụ ổn định. Giá các thương lái mua tại trang trại hiện nay là 120.000 đồng/kg. Mỗi năm gia đình chị thu về hàng trăm triệu đồng từ việc nuôi lợn.

Gia đình chị Vân với mô hình trang trại nuôi lợn rừng là điển hình của nông dân thời nay năng động, dám nghĩ, dám làm với quyết tâm vươn lên làm giàu từ đồng đất quê mình. Đây là mô hình đang được nhiều người dân nơi đây học hỏi và nhân rộng.
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập428
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm427
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại857,326
  • Tổng lượt truy cập92,031,055
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây