Anh Phiêu chia sẻ: “Thời gian đầu khi mới thành lập, câu lạc bộ (CLB) còn nhiều khó khăn, không có đủ vốn để đầu tư ban đầu cho các thành viên. Tôi đứng ra thế chấp 3ha đất cho ngân hàng để vay 150 triệu đồng, thế nhưng cũng không đủ tôi đành phải đi vay “nóng” bên ngoài thêm 400 triệu đồng nữa, với lãi suất gấp 3 lần lãi ngân hàng”.
Đổi đời từ khi vào Hội
Năm 1990, với 4.000m2 đất ruộng được cha mẹ cho, anh Phiêu tiến hành sạ lúa thường, năng suất thấp, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Năm 1998, anh gia nhập Hội Nông dân địa phương, từ đó anh được giúp vay vốn, trao đổi kinh nghiệm sản xuất và được tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác lúa, kỹ năng chọn và nhân giống cộng đồng (FFS)... Đó là vốn kiến thức ban đầu để anh bắt tay vào sản xuất lúa giống sau này.
Sau nhiều năm tích góp mua thêm được 2ha đất, năm 2006, anh mạnh dạn thí điểm mô hình sản xuất giống lúa theo hình thức cấy lúa một tép với chỉ 7.000m2. Thấy có hiệu quả năm 2007 anh áp dụng cho 3ha đất. “Đối với cấy lúa một tép trước tiên phải chọn được giống tốt, sau đó phải làm một nền đất tương đối bằng phẳng, trải cao su lên, rồi dùng bã dừa, tro và bùn non trộn đều với nhau dày khoảng 7 – 10cm. Sau đó gieo giống (khoảng 6kg/10m2), 10 - 12 ngày sau thì nhổ mạ đem ra ruộng cấy” – anh Phiêu chia sẻ kinh nghiệm.
Anh Phiêu cho biết thêm: “Chi phí cho mô hình cấy lúa một tép là 280.000 đồng/công. Thực hiện mô hình này, nông dân giảm được lượng phân bón, cây lúa khỏe, ít bị sâu bệnh, tránh được tình trạng đổ ngã nên mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hơn nữa lại cho năng suất cao hơn sạ thường khoảng 5%; số lượng lúa giống phải sử dụng cũng ít hơn, nếu sạ hàng tốn khoảng 120kg/ha thì cấy lúa một tép chỉ tốn khoảng 30kg”.
Thế chấp, lãnh nợ lớn để duy trì CLB
“Khi CLB mới thành lập, không đủ vốn đầu tư cho các thành viên. Tôi đứng ra thế chấp 3ha đất cho ngân hàng vay 150 triệu đồng mà vẫn không đủ, tôi phải đi vay “nóng” thêm 400 triệu đồng nữa, với lãi suất gấp 3 lần lãi ngân hàng. May mắn, CLB làm ăn hiệu quả, tôi có tiền trả nợ, sau 8 tháng đã trả dứt số tiền nợ 550 triệu đồng” – “đầu tàu” CLB lúa giống nhớ lại.
Không dừng lại, anh Phiêu còn thành lập cơ sở Bá Khem sản xuất lúa giống, cung ứng từ 800-1.000 tấn lúa/năm, trong đó hơn 90% sản phẩm là từ các thành viên CLB. Doanh thu đạt 800-1 tỷ đồng/năm. Hiện giá mua lúa của CLB là 10.000 đồng/kg, (cao hơn lúa thường 2.000-3.000 đồng/kg), tất cả sản phẩm đều được thu mua hết. Với 12ha đất (cả đất thuê) của anh Phiêu trừ chi phí lãi 80 triệu đồng/ha, mỗi năm lãi 1 tỷ đồng”.
Ông Phùng Văn Thể, một thành viên CLB, chia sẻ: “Chú Phiêu chỉ dẫn kỹ thuật lại còn đầu tư giống, cho vay mượn tiền, cuối vụ thì đứng ra bao tiêu sản phẩm. Gia đình tôi có 1ha đất trồng lúa giống, tham gia CLB sản xuất ngày một ổn định, mỗi năm trừ chi phí, tôi thu về trên 100 triệu đồng”.
Không chỉ giúp nhiều thành viên ăn nên làm ra, “Vua lúa một tép” Hồ Bá Phiêu còn giúp đỡ mọi người như bán lúa giống trả chậm không tính lãi, hỗ trợ kỹ thuật.
Với những kết quả tiêu biểu, năm 2014, anh Phiêu được T.Ư Hội Nông dân Việt Nam vinh danh là 1 trong 63 nông dân Việt Nam xuất sắc tiêu biểu năm 2014. Trước đó, anh đã được nhận giải thưởng Bông lúa Vàng Việt Nam (2010), danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi TP.Cần Thơ (2013).
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;