Học tập đạo đức HCM

Tự làm máy cuốn rơm

Thứ sáu - 15/05/2015 00:21
Máy được gọi là tự hành do bộ phận cuốn rơm, ép rơm cùng nằm trên khung sườn nên vận hành rất tiện lợi (máy không tự hành sử dụng đầu kéo rời).
Sau hơn 1 năm nghiên cứu, anh Nguyễn Ngọc Thuận, chủ cơ sở cơ khí Mười Thuận (ấp Đăng Phong, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) đã sáng chế thành công "Máy cuốn rơm tự hành 2 trong 1", vượt trội hơn một số máy cuốn rơm hiện có trên thị trường.
Tốt nghiệp Trường Trung cấp cơ khí Bảo Lộc (Lâm Đồng) năm 1986, chuyên ngành cơ khí nông nghiệp, sau thời gian công tác tại Chi cục Cơ khí nông nghiệp rồi Xí nghiệp Cơ khí lương thực tỉnh Tiền Giang, năm 1994, anh đứng ra thành lập cơ sở cơ khí Mười Thuận, chuyên SX, lắp đặt máy sấy lúa vỉ ngang, sửa chữa máy nông nghiệp các loại.
Thời gian gần đây, nhận thấy nhu cầu tiêu thụ máy sấy lúa vỉ ngang gần như bão hòa, nên anh có ý định chuyển sang nghiên cứu SX ra một số thiết bị, máy móc vụ ngành nông nghiệp.
Nhận thấy trên địa bàn huyện Chợ Gạo, trong đó có xã Thanh Bình, diện tích đất trồng lúa còn khá lớn. Sau khi thu hoạch lúa xong, nông dân thường thu dọn rơm bằng phương pháp thủ công (hoặc bán cho người dân dùng làm nấm, thức ăn cho gia súc…), vừa mất thời gian, vừa tốn nhiều công vận chuyển, chất cây.
Được ông anh họ đang định cư ở Hà Lan gợi ý và gửi mấy tấm ảnh về máy cuốn rơm do một số nước châu Âu SX, như được tiếp thêm sức mạnh, thế là anh bắt tay vào nghiên cứu.
Sau hơn 1 năm mày mò nghiên cứu, thử đi, thử lại nhiều lần, đến tháng 4/2015, anh đã sáng chế thành công “Máy cuốn rơm tự hành 2 trong 1” và đưa vào vận hành thử tại một số ruộng lúa vụ đông xuân vừa mới thu hoạch trên địa bàn xã Thanh Bình.
Máy có 3 bộ phận chính, gồm: Động cơ (sử dụng động cơ máy gặt đập liên hợp nghĩa địa công suất 20 HP) và khung sườn do anh gia công; bộ phận cuốn rơm gồm trục cuốn và băng tải; bộ phận ép rơm thành cuộn, buộc dây và nhả rơm do anh gia công, chế tạo.
Máy được gọi là tự hành do bộ phận cuốn rơm, ép rơm cùng nằm trên khung sườn nên vận hành rất tiện lợi (máy không tự hành sử dụng đầu kéo rời).
Được biết anh Thuận đã gửi hồ sơ “Máy cuốn rơm tự hành 2 trong 1” tham dự hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần thứ XI, năm 2014-2015 do Liên hiệp Các hội KHKT tỉnh phối hợp các Sở, ngành liên quan tổ chức.
So với một số máy cuốn rơm hiện có trên thị trường, máy cuốn rơm do anh sáng chế có những điểm nổi trội như: Thứ nhất, do trục cuốn rơm được bố trí ở phía trước (các máy khác bố trí phía sau bánh thun) nên rơm được cuốn vào không bị rối, dính sình đất.
Thứ hai, do máy được thiết kế chạy bằng bánh xích (thay vì bánh thun) nên có thể vận hành trong điều kiện đồng lầy, có thể thu gom rơm bị ẩm ướt sau vụ hè thu muộn, vừa tận dụng để làm nấm, ủ gốc cây, rau màu… vừa giúp vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị làm đất và gieo sạ vụ đông xuân.
Đó là tính năng nổi trội "2 trong 1" của chiếc máy này.
Anh Thuận cho biết, việc vận hành thử chiếc máy trên cho kết quả rất khả quan. Máy có thể tạo ra những cuộn rơm được nén chặt trông rất đẹp mắt, trọng lượng 19 - 20 kg/cuộn (đường kính 60 cm, dài 70 cm); trong thời gian từ 8 - 10 giờ, máy có thể cuốn rơm trên đồng ruộng diện tích đến 2 ha (đất khô).
Do sử dụng phụ tùng nội địa và một số nguyên phụ liệu tái chế là chủ yếu nên giá cả của chiếc máy trên có thể chấp nhận được.
Theo tính toán của anh Thuận, sau khi hoàn chỉnh, chiếc máy trên sẽ được bán với giá 120 triệu đồng (chưa bằng 50% so với chiếc máy cùng loại do Nhật Bản SX). Qua vận hành thử, một số nông dân trong xã đã ngỏ ý đặt hàng mua chiếc máy cuốn rơm do anh sáng chế.
Thạc sỹ Huỳnh Văn Lộc, Khoa Kỹ thuật - công nghệ, ĐH Tiền Giang, là một trong hai cộng sự đắc lực (cùng với kỹ sư Đặng Ngọc Thái) của anh Thuận trong quá trình thực hiện sáng chế.
Anh Lộc cho biết: “Chỉ cần hoàn thiện một số công đoạn cuối cùng như điều chỉnh bộ phận điều khiển công đoạn buộc và cắt chỉ buộc rơm; hoàn thiện máy bơm thủy lực để đóng, mở nắp của bộ phận cuốn rơm và tự động nhả rơm thành phẩm, “Máy cuốn rơm tự hành 2 trong 1” do anh Thuận sáng chế sẽ hoàn thiện và có thể xuất bán cho khách hàng có nhu cầu”.
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập262
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại271,910
  • Tổng lượt truy cập92,649,574
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây