Ảnh minh họa |
Quy chế làm việc của Chính phủ.
Theo Nghị định 08/2012/NĐ-CP về Quy chế làm việc của Chính phủ, nguyên tắc làm việc của Chính phủ là Chính phủ làm việc theo chế độ kết hợp trách nhiệm của tập thể Chính phủ với việc đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và của mỗi thành viên Chính phủ.
Mọi hoạt động của Chính phủ, thành viên Chính phủ phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ các quy định của pháp luật và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Bên cạnh đó, đề cao trách nhiệm cá nhân, mỗi việc chỉ một người phụ trách và chịu trách nhiệm. Nếu công việc được giao cho cơ quan thì Thủ trưởng cơ quan phải chịu trách nhiệm chính.
Tháng 3/2012, họp trực tuyến về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo theo hình thức trực tuyến. Hội nghị sẽ diễn ra trong 1 ngày vào tháng 3/2012.
Ở Trung ương, thành phần tham dự hội nghị sẽ gồm: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; mời đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch Nước, các Ủy ban của Quốc hội: Kinh tế, Pháp luật, Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Thành phần tham dự ở địa phương có Chủ tịch, Phó Chủ tịch (phụ trách công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo) UBND các tỉnh, thành phố, Chánh Thanh tra, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Công an và Chánh Văn phòng UBND tỉnh, thành phố; có thể mời một số Sở, ngành và UBND huyện, thành phần cụ thể do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định.
Đồng thời, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống đại dịch cúm ở người để chỉ đạo các cấp, các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện nghiêm các hướng dẫn chuyên môn của Ban Chỉ đạo quốc gia và Bộ Y tế về phòng, chống dịch cúm A (H5N1) ở người; kịp thời báo cáo đầy đủ tình hình diễn biến dịch tại địa phương về Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển KT-XH Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Chiến lược nêu trên đặt ra mục tiêu Hà Nội phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân hàng năm 12 - 13% thời kỳ 2011 - 2020 và 9,5 - 10% thời kỳ 2021 - 2030.
Đồng thời, phấn đấu tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân đầu người năm 2020 khoảng 7.100 - 7.500 USD, năm 2030 đạt 16.000 - 17.000 USD (theo giá thực tế).
Trong đó cũng xác định Hà Nội sẽ phải tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đi trước một bước so với yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô. Hoàn thiện việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn kết với thiết kết và xây dựng các công trình kiến trúc tiêu biểu.
Bố trí thiết bị, phương tiện cứu nạn, kinh phí dự phòng đến cấp huyện
Tại Chỉ thị về công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB và TKCN) năm 2012, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, cập nhật, xác định những khu vực nguy hiểm khi xảy ra mưa, lũ, bão trên địa bàn (kể cả khu vực thoát lũ ở hạ lưu hồ chứa), chủ động di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Trường hợp chưa tổ chức tái định cư lâu dài, phải có phương án và sẵn sàng thực hiện sơ tán dân khi cần thiết.
Kiểm tra lại lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí để thực hiện tốt phương châm "bốn tại chỗ"; chủ động dự trữ lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm tại vùng thường xuyên bị chia cắt khi có mưa lũ đến từng thôn, xã; bố trí thiết bị, phương tiện cứu nạn tại chỗ, vật tư và kinh phí dự phòng đến cấp huyện.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 241/CĐ-TTg yêu cầu một số cơ quan, địa phương liên quan chỉ đạo khẩn trương thi công, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, đáp ứng yêu cầu tiến độ 5 công trình trọng điểm ngành Giao thông vận tải.
5 Dự án này gồm: Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường dẫn hai đầu cầu, dự án đường nối sân bay Nội Bài - cầu Nhật Tân, dự án xây dựng quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên, dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, dự án xây dựng đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Ảnh minh họa |
Theo Quyết định 231/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã có 71 xã của 20 tỉnh hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn II năm 2010.
Trong số 71 xã nói trên có 3 xã của tỉnh Hà Giang, 4 xã của tỉnh Bắc Kạn, 5 xã của tỉnh Yên Bái, 3 xã của tỉnh Quảng Ninh, 4 xã của tỉnh Bắc Giang, 5 xã của tỉnh Hòa Bình...
Thôn, bản đặc biệt khó khăn của các xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn II được xét đưa vào diện đầu tư theo Chương trình 135 năm 2011.
Dinh dưỡng học đường và thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Theo Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, chiều cao của trẻ 5 tuổi tăng từ 1,5 cm - 2 cm cho cả trẻ trai và gái; chiều cao của thanh niên theo giới tăng từ 1 cm - 1,5 cm so với năm 2010.
Một trong những nội dung được Chiến lược dinh dưỡng quốc gia đưa ra là xây dựng và triển khai chương trình dinh dưỡng học đường, trong đó từng bước thực hiện thực đơn tiết chế dinh dưỡng và sữa học đường cho lứa tuổi mầm non và tiểu học. Xây dựng mô hình phù hợp với từng vùng miền và đối tượng.
Đối với giải pháp chuyên môn kỹ thuật, có nội dung thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi.
Hết năm 2012 cơ bản hoàn thành quy hoạch nông thôn mới cấp xã
Tại Thông báo số 59/TB-VPCP, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới yêu cầu phải khẩn trương rà soát, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch nông thôn mới cấp xã để hết năm 2012 cơ bản hoàn thành các quy hoạch này.
Các Bộ, ngành được phân công cần chủ động giúp các địa phương trong công tác quy hoạch.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý việc chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ xây dựng nông thôn mới, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở.
Theo chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;